Xuất bản thông tin

null Viện KSND Tp Hồng Ngự ban hành kiến nghị phòng ngừa về hòa giải thành ở cơ sở

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Viện KSND Tp Hồng Ngự ban hành kiến nghị phòng ngừa về hòa giải thành ở cơ sở

Công tác Hòa giải ở cơ sở là công tác giải quyết tranh chấp phát sinh trong nhân dân, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, xây dựng được tình làng nghĩa xóm ở địa phương

Thị xã Hồng Ngự (nay là thành phố Hồng Ngự) trong những năm qua công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được củng cố, là một trong những địa phương làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định. Tuy nhiên, sau hơn 07 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 hơn 4 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, việc thực thi về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án và thủ tục hướng dẫn của hòa giải viên ở cơ sở cho các bên tranh chấp thực hiện sau khi tiến hành hòa giải thànhtheo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật ttụng dân sự chưa được thực hiện và chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, chưa có vụ việc nào được công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án, trong khi đó số vụ việc Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, yêu cầu đã hòa giải thành và ban hành “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” tại Tòa án nhân dân thị xã Hồng Ngự (nay là thành phố Hồng Ngự) từ năm 2018 - 2020 là 686 vụ.

          Qua số liệu kết quả giải quyết của Tòa án từ năm 2018 đến năm 2020 bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là rất cao, chiếm tỷ lệ đạt hơn 40% trên tổng số vụ việc mà tòa án đã thụ lý giải quyết. Nếu trong số những vụ việc Tòa án đã hòa giải thành, mà hòa giải viên ở cơ sở làm tốt công tác hướng dẫn cho các bên tranh chấp thực hiện sau khi tiến hành hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định thì góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước; đồng thời giảm được số vụ việc mà Tòa án thụ lý giải quyết hàng năm ngày càng tăng về số lượng, tính chất tranh chấp ngày càng phức tạp, áp lực đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương ngày càng cao.

          Nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả hòa giải, từ đó hạn chế các tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời luật hóa định hướng Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài Tòa án hỗ trợ bng quyết định công nhận vic giải quyết đó”, lần đầu tiên Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã dành hẳn 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, trong đó có hòa giải ở cơ sở. Theo đó, yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở là một trong các quyền mới quan trọng của các bên tham gia hòa giải và được hòa giải viên tuyên truyền, phổ biến trong quá trình hòa giải. Xét ở góc độ cụ thể, thông qua quá trình hòa giải vụ việc cụ thể, quy định này của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được tuyên truyền, phổ biến để các bên tham gia hòa giải biết và thực hiện
quyền của mình.

          Để đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh và việc đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; văn bản hướng dẫn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ tư pháp (kèm theo các mẫu văn bản hòa giải thành ở cơ sở) và văn bản số: 22/TA-DS ngày 01/02/20218 của Tòa án nhân dân thị xã Hồng Ngự (nay là Tòa án nhân dân thành phố Hồng Ngự) hướng dẫn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; kết hợp với việc cơ quan có thẩm quyền đã tổ chức tập huấn cho các Tổ hòa giải.

          Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự đề nghị đến đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồng Ngự quan tâm, chỉ đạo và có những giải pháp như sau:

          1. Thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, quy định tại Điều 29 Luật hòa giải ở cơ sở;

          2. Phòng Tư pháp cần tuyên truyền, phổ biến quy định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đến hòa giải viên ở cơ sở để hướng dẫn cho các bên tranh chấp thực hiện sau khi tiến hành hòa giải thành;

          3. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải cơ sở;

          4. Xây dựng đội ngũ tập huấn viên cấp thành phố có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở từ nguồn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật và các cá nhân khác đáp ứng tiêu chuẩn làm hòa giải viên ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

          Sau khi tiếp nhận Kiến nghị số 02/KNPN, ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố về việc hòa giải thành ở cơ sở và thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, Ủy ban nhân dân thành phố Hồng Ngự ý kiến như sau:

          Thống nhất với những nội dung đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố trong kiến nghị đã nêu đồng thời Chủ tịch UBND thành phố Hồng Ngự cũng chỉ đạo:

          1. Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp ngành có liên quan nghiên cứu kỹ, thực hiện Nội dung số 1, 2 và 4 Công văn số 02/KNPN nêu trên.

          2. Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện Nội dung số 2 Công văn số 02/KNPN nêu trên, đồng thời thực hiện nghiêm quy định tại Khoản 2, Điều 29, Luật Hòa giải cơ sở hiện hành.

          3. Giao Phòng Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện nghiêm, đồng thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố nắm, chỉ đạo./.

Trương Ngọc Oanh – Viện KSND Thành phố Hồng Ngự