Xuất bản thông tin

null Vi phạm về thu thập, đánh giá chứng cứ

Chi tiết bài viết VKS_TIN PHAPLUAT_XAHOI_BLKHOAHOC

Vi phạm về thu thập, đánh giá chứng cứ

Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Bản án dân sự phúc thẩm Quyết định hủy Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm

Vào khoảng năm 1965, ông Nguyễn Văn Hai, bà Hồ Thị Hiền có khai hoang tạo lập được khoảng 18 ha đất và cố của ông Thu, bà Thuận 04 ha. Đến năm 1983, Nhà nước thực hiện chính sách trang trãi ruộng đất đã thu hồi một phần diện tích đất của ông Hai, bà Hiền. Năm 1983, ông Hai được cấp lại 5.000m2 đất, phần đất này ông Hai cho ông Nguyễn Văn Quốc thuê từ năm 1983 đến nay. Đến năm 1993, Ủy ban nhân dân xã PH thông báo kê khai đăng ký đất, thời điểm đó ông Quốc kê khai dùm cho ông Hai, bà Hiền nhưng do không biết họ tên của ông Hai, bà Hiền nên để tên của con rể là Trần Văn Phương đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2014, ông Phương chết bà Vân yêu cầu bà Thu Em giao GCNQSDĐ để bà Vân sang tên và thỏa thuận chia đất cho anh em nhưng bà Vân không chia mà làm thủ tục chuyển quyền sang tên qua cho bà Vân đứng tên hết diện tích đất. Do ông Hai, bà Hiền chết không để lại di chúc nên bà Thu Em, ông Kiệp yêu cầu chia thừa kế phần đất của ông Hai, bà Hiền để lại là 8.933m2 làm 04 phần bằng nhau, cho 04 người con mỗi người được hưởng 2.104m2 đất. 

 

Phía bị đơn là bà Vân, ông Phương cố phần đất trên vào ngày 23-3-1975, khi cố đất có làm giấy tay. Đến năm 1983, Nhà nước thực hiện chính sách trang trãi ruộng đất đã thu hồi một phần diện tích đất trên để cấp lại cho các hộ khác. Đến năm 1995, Ủy ban nhân dân xã thông báo kê khai đăng ký đất, thời điểm đó ông Quốc kê khai dùm để cho ông Phương đứng tên. Năm 2004, bà và ông Phương chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Thảo, khi chuyển nhượng có làm thủ tục sang tên theo quy định. Đến tháng 01/2014 ông Phương chết, bà Vân đã làm thủ tục sang tên hết diện tích đất còn lại và đứng tên GCNQSDĐ. Bà Vân không đồng ý theo yêu cầu chia thừa kế vì đây là đất của gia đình bà Vân, không phải đất của ông Hai, bà Hiền để lại.

Tại bản án dân sự sơ thẩm, quyết định:

Bác yêu cầu khởi kiện của bà Thu Em và ông Kiệp đối với bà Vân về việc yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất. Giữ y phần diện tích đất tranh chấp do bà Vân đứng tên GCNQSDĐ cho bà quản lý và sử dụng. Buộc bà Thu Em có trách nhiệm giao lại diện tích 5.000m2 cho bà Thu Vân quản lý và sử dụng.

Sau khi xét xử sơ thẩm, nguyên đơn bà Thu Em kháng cáo yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Lý do, Hội đồng xét xử chưa khách quan, dẫn chứng văn bản phần có lợi cho bà Thu Vân còn văn bản xác định đất cấp cho ông Hai thì không đề cập; Đất trước nay do ông Hai quản lý sử dụng ông Phương và bà Vân không có sử dụng đất; Không triệu tập người làm chứng biết về nguồn gốc đất; Năm 1995, khi Nhà nước có chủ trương cho kê khai đất lúc đó không có ông Hai nên ông Phương đứng tên, ông Phương không thuộc đối tượng được cấp đất.

Tòa phúc thẩm thu thập chứng cứ bổ sung phát hiện Phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế tổng diện tích là 8.933m2. Đất hiện do bà Thu Em và ông Quốc đang quản lý, sử dụng. Theo người thuê đất là ông Quốc xác định thì từ năm 1983 thì ông Hai cho ông Quốc thuê sử dụng cho đến nay, còn hai thửa đất còn lại thì ông Hai, bà Hiền sử dụng, sau này bà Thu Em sử dụng. Ông Quốc thuê đất sử dụng hàng năm đều trả tiền thuê cho ông Hai bà Hiền, khi ông Hai bà Hiền qua đời thì trả tiền thuê cho bà Thu Em, từ trước đến nay ông Phương, bà Vân không có sử dụng phần đất tranh chấp và ông Quốc cũng không có thuê của ông Phương, bà Vân. Bà Vân và ông Phương cho là đất mua lại của ông Thu nhưng không có giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh, đất cấp cho ông Phương vào năm 1995 nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Hai, bà Hiền giữ. Phần đất tranh chấp không có giấy tờ mua bán giữa bên ông Thu với bà Vân, không có giấy tờ tặng cho của ông Hai, bà Hiền cho ông Phương, bà Vân, cũng không có di chúc của ông Hai và bà Hiền để lại cho ông Phương và bà Vân.

Tại phiên Tòa phúc thẩm phát sinh tình tiết mới không thể khắc phục được cho nên Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến quyền yêu cầu chia di sản thừa kế và làm mất quyền kháng cáo của đương sự.  Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Bản án dân sự phúc thẩm tuyên xử hủy Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Qua vụ án nhận thấy: Trong quá trình nghiên cứu, tham gia xét xử vụ án, kiểm sát viên cần phải nghiên cứu thận trọng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cần nắm rõ các yêu cầu của đương sự, xem xét đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan, kịp thời nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên./.

                                                            ĐPD, Phòng 9 – Viện KSND tỉnh Đồng Tháp