Asset Publisher

null TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG GẮN VỚI KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ

Trang chủ VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG GẮN VỚI KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG GẮN VỚI KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ

===

Trong quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Nhờ đường lối đúng đắn đó, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Học sinh miền Nam số 12, Thành phố Hải Phòng (18/1/1960). (Ảnh: TTXVN)

1/- Mẩu chuyện về Bác

Tết Nhân Dần năm 1962, Nghệ sĩ Đinh Thìn một nghệ sĩ sáo trúc lừng danh được vinh dự vào thăm Bác Hồ và thổi sao phục vụ Người. Bác nghe xong khen hay, rồi Bác mượn cây sáo để thổi thử nhưng sáo không kêu. Lúc bấy giờ, nghệ sĩ Đình Thìn mạnh dạn hướng dẫn Bác cách bấm sáo. Bác nói vui: “Không thầy đố mày làm nên”. Rồi Bác hỏi: “Sáo này, chú làm hay mua?”. Đình Thìn đáp “Thưa Bác, cháu làm lấy ạ!”. Bác khen: “Tự lực cánh sinh như thế là tốt”.

Một câu nhận xét ngắn của Bác nhưng dường như đây thực sự là lời căn dặn dành cho mỗi người. Nếu mỗi cá nhân, nhất là cán bộ, đảng viên, có học học tập, có nỗ lực, có phấn đấu thì mới có thể tự lực cánh sinh, từ đó tự lực, tự cường. Nếu có nhiều cá nhân biết tự lực, tự cường, tập thể ấy chắc chắn sẽ phát triển vững mạnh.

Đọc những câu chuyện kể về Người, có thể thấy, tinh thần tự lực, tự cường của Bác luôn hiện hữu, từ lúc còn là anh thanh niên 21 tuổi trong một lần đi dạo ở Sài Gòn đã bất chợt thổ lộ với người bạn tên Lê rằng mình muốn đi nước ngoài “xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Khi bạn hỏi lại lấy tiền đâu mà đi, anh Ba - tên gọi lúc ấy của Bác đã giơ hai bàn tay lên và nói: “Đây, tiền đây”. Và Bác đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình, làm nhiều nghề khác nhau, đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc. Đó là sự kiên nhẫn, sự kiên nhẫn ấy đã tạo nên sức mạnh phi thường về ý chí và nghị lực của một người thanh niên yêu nước quyết tâm tìm đường cứu nước. Dù bất cứ ở đâu, trên cương vị nào, Bác cũng luôn thể hiện tinh thần này.

Vấn đề độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất phát điểm, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường được nuôi dưỡng bởi những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có sự tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng hoàng”, “to đẹp” đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mác xít ở Việt Nam, tạo ra những điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.

2/- Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

Thứ nhất, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.

Thứ hai, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng: Nêu cao tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”.

Thứ ba, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng.

Thứ tư, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Muốn vậy, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.

Thứ năm, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.

3/- Phát huy ý chí tự lực, tự cường gắn với kiểm sát hoạt động tư pháp tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự

Nếu "tự lực" có nghĩa là dựa vào sức mình để sống và làm việc, không trông chờ, ỷ lại vào người khác thì "tự cường" có nghĩa là tự làm cho mình mạnh lên. Tự lực, tự cường là những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, mỗi dân tộc vì trong đó chứa đựng lòng tự trọng, ý chí vươn lên và khát vọng khẳng định bản thân. Đại hội XIII của Đảng đã xác định các quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới hiện nay, trong đó nhấn mạnh: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…".

Học tập theo tư tưởng về ý chí tự lực, tự cường của chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu được vai trò, sứ mệnh và nhiệm vụ lớn lao của mình, thực hiện theo định hướng của Chi ủy Chi bộ Viện KSND thành phố Hồng Ngự, các Cán bộ, Kiểm sát viên của đơn vị đã xác lập cho mình được mục tiêu, nhiệm vụ then chốt nhất quán trong công tác kiểm sát nói chung trong đó có Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng.

          Định nghĩa về kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 như sau: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.”

            Như vậy, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động tư pháp, trong đó, có thể phân thành 02 nhóm chủ yếu là kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và kiểm sát hoạt động tư pháp ngoài lĩnh vực hình sự.

Trong lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự đúng pháp luật. Đặc biệt, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với chức năng thực hành quyền công tố.

Đối với kiểm sát hoạt động tư pháp ngoài lĩnh vực hình sự, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chính là một phương thức giám sát, kiểm soát đối với hoạt động tư pháp, nhằm đảm bảo các hoạt động đó được tiến hành đúng pháp luật, hạn chế việc cơ quan tư pháp lạm dụng quyền lực để vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

          Có thể khẳng định kiểm sát hoạt động tư pháp là một chức năng hiến định của Viện kiểm sát nhân dân, cũng là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp được thực hiện đúng đắn.

          Học tập theo ý chí tự lực, tự cường của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành, Viện KSND thành phố Hồng Ngự nâng cao công tác đào tạo tại chổ, bồi dưỡng nghiệp vụ trực tiếp cho cán bộ, kiểm sát viên thông qua hướng dẫn, trao đổi về tập huấn nghiệp vụ, thực hiện các văn bản luật, các thông báo rút kinh nghiệm của cấp trên. Tổ chức các phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm sát viên khi kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa dân sự, hình sự. Phân công kiểm sát viên có trình độ, năng lực kèm cập, giúp đỡ cán bộ trong nghiên cứu hồ sơ, báo cáo vụ việc để từ đó từng bước tích lũy kinh nghiệm cho cán bộ khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành ở địa phương.

          Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự trong năm 2023.

          Trong năm 2023 Viện KSND thành phố Hồng Ngự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội và Ngành đề ra phải kể đến như:

- Trong công tác thực hành quyền công tố kiểm sát khởi tố mới 83 vụ/133 bị can, tăng 22 vụ/31 bị can so với cùng kỳ năm 2023 và kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã kiểm sát 96 tin. Qua đó đã ban hành 04 kiến nghị vụ việc.…

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự đã thụ lý giải quyết 103 vụ/145 bị can, đã ban hành ban hành 01 văn bản yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, 02 kiến nghị yêu cầu CQCSĐT khắc phục vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra; 02 kiến nghị phòng ngừa.

- Công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố thụ lý 64 vụ/111 bị can đã giải quyết 64 vụ/111 bị can đạt tỷ lệ 100%.

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đã tham gia xét xử 78 vụ/152 bị cáo. VKS phối hợp với Tòa án tổ chức 04 phiên tòa rút kinh nghiệm nội bộ và 01 phiên tòa mở rộng theo tinh thần cải cách tư pháp. Lãnh đạo Viện tham gia xét xử 08 vụ/08 bị cáo. Báo cáo án bằng sơ đồ tư duysố hóa hồ sơ: 51 vụ, chiếm 81% số vụ án đã xét xử, 100% số vụ án có kháng cáo.

- Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam thi hành án hình sự: Tạm giữ 44 người; kiểm sát việc tạm giam 124 người. Đã trực tiếp kiểm sát 04 lần định kỳ nhà Tạm giữ Công an thành phố Hồng Ngự, qua đó ban hành 04 kết luận, 02 kiến nghị tổng hợp đối với công tác này.

- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự: Thi hành án phạt tù 104 bị án; phạm nhân 07 phạm nhân; án treo 22 bị án. Đã Tham gia trực tiếp kiểm sát Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Hồng Ngự và 05/05 Ủy ban nhân dân xã, phường đã ban hành 06 kết luận, 01 kiến nghị.

- Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định. Đã tiến hành kiểm sát 1.065 vụ, 04 việc, qua đó đã ban hành 02 kiến nghị tổng hợp; 02 kiến nghị vụ việc; 03 kiến nghị phòng ngừa và nhiều yêu cầu đối với Tòa án nhân dân thành phố Hồng Ngự. Tổ chức 06 phiên tòa rút kinh nghiệm trong đó có 01 phiên mở rộng đến Viện tỉnh và các Viện kiểm sát huyện bạn tham gia để rút kinh nghiệm chung.

- Công tác kiểm sát thi hành án dân sự tổng số việc phải thi hành 1.682 việc/ hơn 276 tỷ đồng. Viện kiểm sát đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định, quy chế của ngành qua đó đã: Ban hành 03 kiến nghị tổng hợp.

Đạt được thành tích như trên là nhờ sự quan tâm sâu sát của ban lãnh đạo đơn vị, của Cấp ủy địa phương và của Viện kiểm sát tỉnh. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, ý chí tự lực, tự cường của mỗi cán bộ, kiểm sát viên trong đơn vị.

4/- Giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Viện KSND thành phố Hồng Ngự trong giai đoạn hiện nay

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết là đối với hệ thống chính trị. Đổi mới lề lối, phong cách làm việc, giảm giấy tờ, hội họp. Đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao năng suất, hiệu quả công tác. Phát huy vai trò người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên. 

Xây dựng phong cách lãnh đạo của cấp uỷ chi bộ thật sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc sát thực tiễn, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, "trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân" để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý hiệu quả những vấn đề bức thiết phát sinh. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của mỗi cán bộ, kiểm sát viên, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác trong đơn vị.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần thể hiện tính kỷ luật, tính Đảng đối với các vấn đề mang tính xây dựng ngay trong nội bộ. Phải mẫu mực về phẩm chất đạo đức: Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gắn với chuẩn mực con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo. Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chăm chỉ, tự tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, có ý chí vươn lên. Phát huy tinh thần tự lực, không ngừng học tập, nghiên cứu, ham học hỏi cái mới, cái tiến bộ để nâng cao trình độ, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thường xuyên tiến hành tự soi, tự sửa; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân về tinh thần hợp tác, luôn giữ gìn đoàn kết thống nhất. Đồng thời, cán bộ, đảng viên cần chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, quyết đoán trong công việc và trong cuộc sống. Tất cả hoạt động của cán bộ, đảng viên cần kiên định thực hiện đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngọc Oanh – Thái Trung

Viện KSND thành phố Hồng Ngự