Asset Publisher

null Chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong xử lý vật chứng

Trang chủ VKS_ANNINH_TRATTU_CHUYENVUAN

Chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong xử lý vật chứng

Chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong xử lý vật chứng

===

Xử lý vật chứng trong pháp luật tố tụng hình sự được ghi nhận và kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng chủ trương cải cách tư pháp của Đảng. Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, liêm chính, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, trong quá  trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Qua bài viết, tác giả làm sáng tỏ chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong xử lý vật chứng ở thời gian qua và đề xuất định hướng trong thời gian tới.

ảnh minh hoạ từ internet

1. Khái quát về xử lý vật chứng trong pháp luật tố tụng hình sự

Trong vụ án hình sự, vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng mà thông qua đó cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng để chứng minh tội phạm và người phạm tội nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Xử lý vật chứng trong pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện bởi Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án hay Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự[1].

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành, việc xử lý vật chứng luôn song hành với việc xử lý tội phạm trong vụ án hình sự. Vì thế, trong quá trình THTT ngoài việc xem xét vấn đề tội danh, trách nhiệm hình sự, thì việc xử lý vật chứng là nội dung luôn được đề cập đến. Việc xử lý vật chứng được thực hiện bởi nhiều biện pháp khác nhau do vật chứng có tính đa dạng về chủng loại, thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác nhau, hình thức sử dụng ở mỗi tội phạm có thể  khác nhau.

Các biện pháp xử lý vật chứng được quy định tại các Điều 89, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS  năm 2015) và các Điều 46, 47, 48 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS năm 2015). Trong đó, biện pháp tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy khi vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành, vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có. Riêng vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, khi vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản trước khi áp dụng biện pháp xử lý theo quy định thì chủ thể có thẩm quyền có thể bán theo quy định của pháp luật để đảm bảo về giá trị của vật chứng[2].

2. Chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong xử lý vật chứng

2.1. Cơ sở lý luận

Chính sách pháp luật TTHS là một trong những chính sách hình sự. Theo đó, “(i) chính sách hình sự là chính sách (học thuyết) quốc gia về phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm được thể hiện trong các văn bản mang tính chất chỉ đạo tương ứng (các văn bản quy phạm pháp luật); (ii) một loại hoạt động xã hội đặc biệt có tính định hướng đối phó mang tính chất tấn công tích cực với tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; (iii) lý luận khoa học và sự tổng hợp những hiểu biết chính sách hình sự, xã hội học và pháp luật tư pháp hình sự[3].

Từ đó cho thấy chính sách pháp luật TTHS là những phương hướng mang tính chiến lược trong việc trong việc tổ chức đấu tranh xử lý tội phạm, hướng tới sự thật khách quan của vụ án, khôi phục công lý, đảm bảo công bằng, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần đảm bảo quyền con người, lợi ích xã hội, trật tự pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

Trên cơ sở mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử có hiệu quả và hiệu lực cao” được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Điều này tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 6 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, với định hướng xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, liêm chính, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân: Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp, bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân…[4]

Từ chủ trương đó cho thấy yêu cầu của Đảng đặt ra là phải xây dựng rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp. Phải có những quy định mới về tổ chức, hoạt động của các cơ quan TTHS theo hướng hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; tổ chức sắp xếp các cơ quan tư pháp theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan tránh chồng chéo mâu thuẫn, đảm bảo việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Đồng thời phải hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Là một vấn đề không liên quan đến trách nhiệm hình sự, hình phạt của người phạm tội, nhưng xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự lại có ý nghĩa, vị trí quan trọng góp phần bảo đảm giải quyết đúng đắn, toàn diện vụ án, đồng thời việc xử lý vật chứng của các chủ thể có thẩm quyền sẽ tác động trực tiếp đến quyền tài sản của các chủ thể có liên quan trong việc giải quyết vụ án. Việc xử lý vật chứng nếu đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, tính logic, có hình thức xử lý rõ ràng, công bằng sẽ tăng cường giá trị của chính sách pháp luật TTHS.

2.2. Chính sách cụ thể về xử lý vật chứng trong pháp luật tố tụng hình sự

* Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong pháp luật tố tụng hình sự

Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS là nguyên tắc hiến định, nền tảng cho mọi hoạt động TTHS. Nguyên tắc này được thiết kế dựa trên nguyên tắc tập trung quyền lực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. TTHS là một quan hệ công quyền, chi phối, đòi hỏi mọi chủ thể TTHS đặc biệt là các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tự giác, nghiêm chỉnh tuân thủ quy định của pháp luật khi tiến hành tố tụng giải quyết vụ án.

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013, đây là nguyên tắc chi phối đối với toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Tại Điều 7 BLTTHS năm 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Từ đó cho thấy bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là tuân thủ triệt để Hiến pháp, các quy định pháp luật của các cơ quan, các tổ chức và mọi công dân. Sự nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của pháp luật trong các hoạt động tố tụng hình sự là sự đảm bảo phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi tuân thủ pháp luật[5].

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những chủ thể tham gia tố tụng đều phải tuân thủ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Để thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế đòi hỏi nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật tố tụng đầy đủ và hoàn thiện, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tố tụng. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự phải thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, mang tính khả thi cao.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các chủ thể có thẩm quyền phải xử lý vật chứng dựa trên các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, phải tuân thủ pháp luật, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xử lý vật chứng của các chủ thể có thẩm quyền đều dẫn đến việc vi phạm tinh thần của nguyên tắc bảo đảm pháp chế, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào các hoạt động tố tụng hình sự.

Chế định xử lý vật chứng được quy định chặt chẽ, cụ thể trong luật, sau khi thu gi vt chng để chng minh ti phm thì phi có trách nhim x lý vt chng hướng ti các mc tiêu đề ra trên s tuân th nghiêm chnh, đầy đủ quy định ca pháp lut, điều này  không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng thống nhất, hiệu quả pháp luật, mà còn là cơ sở để phát huy tính dân chủ, cho phép các chủ thể tham gia tố tụng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có thể giám sát việc áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền.

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được Đảng và Nhà nước chú trọng và quan tâm. Việc xử lý vật chứng đúng đắn là một công cụ hữu hiệu để hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết và cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, toàn diện, sớm tìm ra và truy cứu trách nhiệm người phạm tội, duy trì và bảo đảm công lý, công bằng xã hội.

Dước góc độ nghiên cứu hoạt động thực tiễn cho thấy, vì pháp luật quy định chưa đầy đủ, không đồng bộ, chưa có sự kiểm sát chặt chẽ đối với việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, từ đó việc giải quyết dựa theo quan điểm tập thể, cá nhân ở từng lúc, từng nơi, từng vụ việc làm chính sách pháp luật hình sự chưa mang hiệu quả cao, chưa thực hiện đúng theo chủ trương của Đảng. Thực tiễn chứng minh quá trình áp dụng pháp luật xử lý còn xung đột giữa các cơ quan hoạt động tư pháp trong quá trình xác định vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội[6], vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội… việc xử lý vật chứng  khi vật chứng thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của người khác; vật chứng là tài sản chung; vật chứng là tài sản vô chủ[7]; vật chứng là tài sản bảo đảm[8]; vật chứng mà chủ sở hữu không nhận lại; vật chứng là tài sản do phạm tội mà có, vật chứng là vật cấm lưu hành, động vật hoang dã[9], vật chứng nào được xử lý bằng hình thức tịch thu nộp ngân sách Nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu, cũng như thời hạn xử lý vật chứng chưa được quy định rõ….[10]

* Đảm bảo mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm

Với hình thức tịch thu tiêu hủy hay tịch thu, nộp ngân sách nhà nước đối với những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành, vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có cho thấy từ chính sách đến quy định của pháp luật rất cần thiết, đảm bảo phục vụ được tình hình chung về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những biện pháp xử lý đó đã góp phần làm tăng mức độ trách nhiệm pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu, qua đó răn đe một cách nghiêm khắc, hiệu quả đối với người phạm tội, không cho họ có điều kiện sử dụng lại vật chứng đó để tiếp tục phạm tội, hoặc được lợi từ những tài sản do phạm tội mà có, việc này cũng có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội. Đối với những người có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của mình vào mục đích phạm tội, thông qua việc tịch thu các tài sản này, pháp luật buộc họ phải nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm, biết điều chỉnh hành vi của mình ở những vụ việc tương tự sau này, không tạo điều kiện thuận lợi để người khác phạm tội.

* Bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có tài sản là vật chứng trong vụ án

Trong quá trình xửvật chứng, ngườithẩm quyền tiến hành tố tụngquyền tiến hành những hoạt động tố tụng và ra quyết định xử lý có tính bắt buộc đối với quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong các hoạt độngquyết định đó, có những hoạt độngquyết định động chạm đến quyền con người, quyềnlợi ích hợp pháp của cá nhân đã được Hiến pháp quy định. Hot động và vic ra quyết định x lý vt chng được din ra tt c các giai đoạn t tng, mt mt để bo v quyn và li ích hp pháp ca các ch th liên quan, đảm bo các li ích vkinh tế, xã hi; mt khác, tước đoạt quyn s hu tài sn đối vi người thc hin hành vi phm ti nhm xóa b điều kin phm ti. Đồng thi, hình thc x lý vt chng được th hin trong quyết định x lý vt chng ca quan, người có thm quyn tiến hành t tng và có hiu lc thi hành, mang tính bt buc đối vi quan, t chc, cá nhân. Điều đó đòi hỏi phải xác định trách nhiệm của những ngườithẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng quyền con người, quyềnlợi ích hợp pháp của cá nhân. Theo đó, khi tiến hành xửvật chứng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quan, ngườithẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọngbảo vệ quyền con người, quyềnlợi ích hợp pháp của cá nhân; đưa ra những hình thức xử lý phù hợp với đặc điểm, tính chất từng loại vật chứng, đảm bo vic x lý vt chng là khách quan, đúng quy định pháp lut.

Quá trình xử lý vật chứng, một hình thức thường được sử dụng là trả lại vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Vật chứng được cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý hợp pháp của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt, chiếm giữ, cố ý làm hư hỏng… hoặc tài sản của người khác nhưng người này lại không có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản đó vào mục đích phạm tội. Thực tế, có những trường hợp, vật chứng là các tài sản có giá trị lớn, việc tạm giữ vật chứng quá lâu, cũng như việc xử lý vật chứng không đúng trình tự, thủ tục, cách thức do pháp luật quy định rất dễ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Hoặc đối với vật chứng là tài sản có thời hạn sử dụng, thời gian lưu hành ngắn, mau hỏng … mà chủ thể có thẩm quyền xử lý không xử lý sớm, dẫn đến tài sản đó hư hại, hỏng hóc, giảm hoặc mất giá trị sử dụng cũng gây ra những thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

Với chính sách bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có tài sản là vật chứng trong vụ án, BLTTHS năm 2015 đã quy định “Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án[11]. Từ quy định đó, thời gian qua, hoạt động xử lý vật chứng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật góp phn quan trng vào vic khôi phc li quyn s hu cho ch s hu, quyn chiếm hu cho người qun lý hp pháp; xóa b điều kin phm ti, động phm ti thông qua vic tch thu sung qu nhà nước đối vi các tài sn là công c, phương tin phm ti và các tài sn do phm ti mà có; đảm bo hn chế đến mc thp nht các thit hi có thgây ra cho các quan, t chc, cá nhân có liên quan, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người tham gia tố tụng. Củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công lý và công bằng trong xã hội.

* Bảo đảm quyền của các chủ thể tham gia tố tụng

Hoạt động thu thập vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan đến vật chứng, vì vậy vấn đề xử lý vật chứng cũng được đặt ra trong quá trình tố tụng để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án, nhưng cũng bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan đến vật chứng đã được thu thập. Hoạt động xử lý vật chứng phải đặt trong mối quan hệ với yêu cầu giải quyết đúng đắn vụ án hình sự và yêu cầu bảo đảm quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân liên quan đến vật chứng. Đây là cơ sở cho việc pháp luật tố tụng quy định việc xử lý vật chứng có thể được tiến hành trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, nếu hoạt động này không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Mặt khác, trong quá trình tố tụng cơ quan có thẩm quyền phải làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến vật chứng như xác định những vật nào là vật chứng, phân loại vật chứng, xác định chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của vật chứng, để từ đó ra các bản án hoặc quyết định xử lý vật chứng đúng quy định của pháp luật. Như vậy, có thể hiểu để xử lý vật chứng đúng quy định của pháp luật, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động này.

Việc vi phạm trong hoạt động TTHS đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS là điều kiện, cơ chế  ràng buộc, yêu cầu tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi tiến hành hoạt động tố tụng giải quyết vụ án; đồng thời cũng là cơ chế hữu hiệu để kiểm tra được tính khách quan, tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động tiến hành tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung, nhưng mục đích chính là tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân khi tham gia hoạt động tố tụng của cơ quan hoạt động tư pháp.

3. Mong đợi thực hiện quan niệm chính sách pháp luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng trong giai đoạn mới

Dù được quy định, sửa đổi, bổ sung nhưng qua thực tiễn kiểm nghiệm cho thấy việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, kết quả xử lý đôi lúc chưa phù hợp.

Nhằm xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 6 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, pháp luật TTHS cần quy định hoàn thiện về chế định xử lý vật chứng để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng thống nhất, hiệu quả quy định của pháp luật. Các quy định về xử lý vật chứng phải phù hợp với quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và tinh thần của các nguyên tắc tố tụng trong việc tôn trọng và bảo hộ các quyền con người, trong đó có quyền về tài sản liên quan trong hoạt động xử lý vật chứng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý vật chứng phải đề cao tư tưởng tôn trọng các quyền của cá nhân, pháp nhân liên quan đến các vật chứng của vụ án, phải thường xuyên kiểm tra, giải quyết kịp thời các vấn để phát sinh trọng hoạt động  xử lý vật chứng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Người có thẩm quyền xử lý vật chứng cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong khi xử lý vật chứng, nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, coi tài sản của dân cũng là tài sản của mình, tránh tình trạng thờ ơ, bỏ mặc, ảnh hưởng lợi ích của người dân. Những vật chứng có giá trị lớn hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không thuộc trường hợp có thể bị tịch thu sung quỹ, thì trả lại cho họ sau khi đã lấy đủ thông tin của vật chứng để phục vụ cho việc chứng minh, tránh gây lãng phí, thiệt hại cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, việc thu thập vật chứng phải có tính sàng lọc, cẩn trọng, tránh việc thu giữ tràn lan gây ra áp lực và sự quá tải trong công tác bảo quản và xử lý vật chứng./.

Ngô Văn Lượng – VKSND tỉnh Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo

1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

3. Trường Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh, (2018), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Hồng Đức.

4. Võ Khánh Vinh, Chính sách pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2020.

 

[1] Theo khoản 1, 2 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 (BLTTHS năm 2015).

[2] Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021.

[3] Võ Khánh Vinh, Chính sách pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2020; Tr. 184-185.

[4] Mục 7.III Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng kháo XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

[5] Trường Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh, (2018), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Hồng Đức, tr.56&57.

[6] Ngô Văn Lượng-Lê Huỳnh Tấn Duy, Một số vấn đề về xử lý vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 23/2023;

Nguyễn Thanh Hằng (2022), Xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

[7] Dương Tấn Thanh; Vướng mắc trong xử lý vật chứng chưa xác định được chủ sở hữu; https://kiemsat.vn/vuong-mac-trong-xu-ly-vat-chung-chua-xac-dinh-duoc-chu-so-huu-51197.html;

[8] Nguyễn Phương Anh, Xử lý vật chứng hình sự là tài sản thế chấp (2020), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01/2020;

Nguyễn Thị Minh Nguyệt  - Nguyễn Thị Thu Hiền - Dương Thị Bích Dịu, Vướng mắc về xử lý vật chứng là phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của hợp đồng thế chấp, http://www.toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/vuong-mac-ve-xu-ly-vat-chung-la-phuong-tien-pham-toi-trong-vu-an-hinh-su-la-tai-san-bao-dam-cua-hop-dong-the-chap-5564.html;

[9] Nguyễn Đức Hạnh (2019), Quản lý và xử lý vật chứng là động vật hoang dã trong các vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2019;

Trần Văn Độ (2020), Một số vấn đề về xử lý vật chứng trong các vụ án về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2020;

[10] Nguyễn Tất Trình (2022), “Một số khó khăn, vướng mắc về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/mot-so-kho-khan-vuong-mac-ve-xu-ly-vat-chungtrong-vu-an-hinh-su-de-xuat-kien-nghi5659.html.

[11] Điểm c khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015.