Xuất bản thông tin

null Tin nhanh trong tuần từ Viện kiểm sát địa phương 28.02.2022

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGDOANTHE

Tin nhanh trong tuần từ Viện kiểm sát địa phương 28.02.2022

Tin nhanh trong tuần từ địa phương

= = =

Tin Từ Viện KSND Huyện Thanh Bình

KIỂM SÁT TRỰC TIẾP TẠI NHÀ TẠM GIỮ CÔNG AN HUYỆN

 Ngày 25/02/2022 thực hiện theo Kế hoạch công tác năm 2022 và Quyết định số 35 ngày 10/02/2022 của VKSND huyện Thanh Bình về việc trực tiếp kiểm sát tuân theo pháp luật trong công tác Tạm giữ, tạm giam và Thi hành án hình sự.

Đoàn kiểm sát do Đ/c Nguyễn Chí Công – Viện trưởng làm Trưởng đoàn cùng một số kiểm sát viên. Tiếp và làm việc với đoàn có Đ/c  –Trần Phú Quốc - Trưởng nhà tạm giữ và một số cán bộ nhà tạm giữ công an huyện.

ảnh buổi làm việc tại nhà tạm giữ công an huyện

Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác nghiệm vụ, đoàn kiểm sát đã kiểm tra hồ sơ, sổ sách liên quan như: Sổ theo dõi tạm giữ, tạm giam; sổ theo dõi lấy lời khai, hỏi cung người bị tạm giữ, tạm giam; sổ thăm gặp; sổ chấm cơm; sổ cấp phát thuốc … trực tiếp kiểm tra phòng thăm gặp, buồng tạm giữ, tạm giam, gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về tình hình thực hiện quyền và các chế độ trong thời gian giam giữ. Kết quả kiểm sát, nhà tạm giữ cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công tác giam, giữ. Các buồng tạm giữ, tạm giam được vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn ở, sinh hoạt, thăm gặp, gửi, nhận quà, khám chữa bệnh và các chế độ khác của người bị tạm giam được  thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Đoàn kiểm sát đã chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục như: Số ít hồ sơ còn thiếu phiếu trích suất, một số loại sổ còn ghi thiếu cột mục, yêu cầu cần bổ sung, khắc phục.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Chí Công mong rằng trong thời gian tới, với tình hình dịch bệnh covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp do đó cần phải thực hiện đầy đủ các công tác phòng chống dịch theo quy định, đặc biệt lưu ý các khâu công tác tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam./.

       Văn Luân– VKS Thanh Bình

= = =

Tin Từ Viện KSND Huyện Tân Hồng

   Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thủ tục rút gọn

          Thủ tục rút gọn là một thủ tục tố tụng một thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có sự rút ngắn về thời gian, giản lược về thủ tục, áp dụng đối với những vụ án hình sự đủ điều kiện nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan.

Những quy định về thủ tục rút gọn là những căn cứ quan trọng mang nhiều ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hành tố tụng. Thứ nhất, việc tiến hành thủ tục rút gọn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch của người phạm tội rõ ràng. Thứ hai, việc tiến hành thủ tục rút gọn còn giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung giải quyết những vụ án phức tạp hơn, nghiêm trọng và đẩy nhanh được tốc độ xử lý vụ án của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án kéo dài và việc vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thời hạn giải quyết vụ án hình sự. Thứ ba, việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tạo điều kiện để những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhanh chóng được khắc phục, góp phần bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Thứ tư, việc giải quyết theo thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa hoạt động tố tụng hình sự, mở rộng quyền của những người tham gia tố tụng. Những vụ án ít nghiêm trọng, ít phức tạp được giải quyết nhanh chóng theo thủ tục rút gọn quy định tạo điều kiện để người dân yên tâm tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội khác mà không bị ràng buộc bởi các quan hệ tố tụng hình sự. Thứ năm, việc áp dụng thủ tục rút gọn đáp ứng được yêu cầu của nhân dân là xử lý kịp thời, nhanh chóng các hành vi phạm tội và người phạm tội, qua đó phát huy tác dụng giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm.

Về mặt lý luận, có thể nhận thấy rằng thủ tục rút gọn đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể giải quyết nhanh gọn các vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, nơi cư trú và lý lịch rõ ràng cũng như sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác trong từng vụ án cũng như đảm bảo được các nguyên tắc của BLTTHS Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn áp dụng, chế định này được áp dụng rất “khiêm tốn”, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được thụ lý giải quyết. Điều này một phần được lý giải là do vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định của thủ tục rút gọn trong BLTTHS. Các vướng mắc, phát sinh có thể kể tới như sau:

Thứ nhất, quy định của BLTTHS 2015 về thủ tục rút gọn còn tương đối chung chung, chưa rõ ràng, bất hợp lí như: Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn còn hẹp, nên nhiều vụ án xảy ra trên thực tế có thể áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết nhưng luật pháp không cho phép nên vẫn phải giải quyết theo thủ tục chung. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn từ giai đoạn điều tra là chưa hợp lý. Thời hạn tố tụng rút ngắn rất nhiều so với thủ tục thông thường nhưng thủ tục rút gọn lại giản lược không đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra.

Thứ hai, nhiều vấn đề trong thủ tục rút gọn còn bị “bỏ ngỏ”,  gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng như: căn cứ giải quyết khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, các thức giải quyết khiếu nại, hậu quả của việc giải quyết khiếu nại, vụ án mà người thục hiện hành vi phạm tội là người dưới 18 tuổi thì thủ tục chỉ định, đăng ký người bào chữa phải được thực hiện trước khi khởi tố vụ án hay không.

Thứ ba, còn thiếu các hướng dẫn cụ thể của các cơ quan liên ngành tư pháp về việc áp dụng thủ tục rút gọn. Theo đó, thủ tục rút gọn đã được thi hành một khoảng thời gian tương đối dài, tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn thống nhất nào về việc tổ chức áp dụng thủ tục rút gọn, dẫn đến việc áp dụng thủ tục này chưa đồng bộ và thống nhất, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục trên.

Thứ tư, còn thiếu quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Sự phối hợp là yếu tố cần thiết  đảm để bảo áp dụng thủ tục rút gọn một các nhanh chóng nhưng vẫn giải quyết đúng đắn các vụ án hình sự, để đảm bảo được các nguyên tắc của BLTTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các trường hợp phải chuyển từ việc áp dụng thủ tục rút gọn sang giải quyết thủ tục chung xuất phát từ việc thiếu sự thiếu phối hợp giữa 3 cơ quan, Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một quy chế riêng thống nhất về vấn đề này. Điều này dẫn đến thực trạng áp dụng chưa được hiệu quả./.

                                           Duy Trường, Viện KSND huyện Tân Hồng

= = =

Tin Từ Viện KSND Huyện Tháp Mười

      Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười

Tổ chức lễ ký kết Quy chế phối hợp liên ngành

Nhằm đẩy mạnh và tăng cường sự phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, những vụ án hành chính và những vụ việc khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Tháp Mười. Ngày 23/02/2022, tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười; Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Công an huyện Tháp Mười đã tiến hành ký kết 02 Quy chế phối hợp: Quy chế phối hợp công tác giữa Cơ quan điều tra- Viện kiểm sát- Tòa án trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án hình sự Quy chế phối hợp công tác giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm giữa Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Tháp Mười.

Tham dự lễ ký kết Quy chế có mặt của đại tá Nguyễn Văn Thương – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện, ông Trần Hiến Cương – Chánh án Tòa án nhân dân huyện; các đồng chí Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Chánh án, đội trưởng các đội nghiệp vụ Công an huyện; các đồng chí thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Tháp Mười. Về phía Viện kiểm sát có mặt đồng chí Trần Văn Nguyên – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười cùng các đồng chí Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười

          Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân huyện Tháp Mười đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; từ việc phối hợp thường xuyên, hiệu quả đã góp phần cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, góp phần quan trọng cho việc ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính  trị của địa phương.

          Qua công tác phối hợp, nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hình sự, dân sự đã được tháo gỡ, giúp cho việc giải quyết các loại vụ việc được đúng đắng, kịp thời, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, đem lại niềm tin của người dân đối với các cơ quan  tiến hành tố tụng huyện Tháp Mười.

          Bên cạnh đó, trong công tác phối hợp thời gian qua giữa các cơ quan tiến hành tố tụng huyện cũng phát sinh một số khó khăn, tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân cả chủ quan, lẫn khách quan như: các quy chế phối hợp giữa liên ngành tố tụng huyện trước đây đã ký kết từ năm 2008; theo đó, nhiều nội dung của các quy chế này đã không còn phù hợp với thực tiễn công tác nên đòi hỏi phải có sự sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều nội dung mới phát sinh trong thực tiễn giải quyết các vụ việc cả hình sự, lẫn dân sự cần có sự thống nhất trong phối hợp thực hiện, do đó đòi hỏi phải có sự bổ sung, hoàn thiện. Mặc khác, trong bối cảnh tình hình các vụ, việc trong cả lĩnh vực hình sự và dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi đòi hỏi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng huyện phải phối hợp nhịp nhàng hơn, chặt chẽ hơn nữa, trên tinh thần thượng tôn pháp luật nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của từng ngành.

          Trên tinh thần đó, việc triển khai xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành mới, thay thế cho những quy chế đã ký kết trước đây đã được Lãnh đạo ba ngành thống nhất tại cuộc họp ngày 02/12/2021 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách triển khai thực hiện theo kế hoạch.

          Các chiến sĩ, công chức của cả ba cơ quan có liên quan, trong giai đoạn soạn thảo quy chế, đã chủ động nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến hay, thiết thực, phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần cho việc văn bản dự thảo của các quy chế đã bao quát hết các nội dung cần phối hợp.

          Lãnh đạo ba ngành mặc dù rất bận rộn trong công việc, nhưng đã dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo thực hiện công tác soạn thảo, và trực tiếp đóng góp, chỉnh sửa nhiều nội dung trọng tâm cần phối hợp, từ đó góp phần rất quan trọng cho sự thành công của quá trình chuẩn bị.

Các Quy chế phối hợp quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, trách nhiệm và phương thức trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan; làm cơ sở để các cơ quan hữu quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của các đạo luật mới về tư pháp; từ đó nâng cao chất lượng công tác đối tranh, phòng chống tội phạm, chống oan – sai bỏ lọt tội phạm, cũng như công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, những vụ án hành chính và những vụ việc khác theo quy định của pháp luật để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.   

Kết thúc buổi lễ, các đồng chí đại điện cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện và Công an huyện Tháp Mười đã ký Quy chế trước sự chứng kiến của các đại biểu có mặt./.

Thanh Toàn, KSV- Viện KSND huyện Tháp Mười

= = =

Tin Từ Phòng 1 - Viện Tỉnh

Cất giấu vũ khí quân dụng vào đồ tẩm liệm

mang đi bán  bị bắt quả tang

Khoảng năm 2019, qua mạng xã hội facebook, Đặng Văn Pháp đặt mua 01 khẩu súng ngắn ổ xoay, màu đen và 07 viên đạn bằng kim loại, vỏ đạn màu vàng, đầu đạn màu xám với giá 1.500.000 đồng để phòng thân. Sau khi nhận được súng, đạn Pháp mang cất giấu trong tủ quần áo không ai biết và chưa mang ra sử dụng lần nào. Đến cuối tháng 7/2021, do không có tiền mua ma túy sử dụng, Pháp điện thoại cho Châu Văn Hạnh (là bạn quen biết ở cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp) hỏi có ai mua súng, đạn hoặc đổi lấy ma túy không, Hạnh nói để xem lại. Sau đó, Hạnh điện thoại cho Võ Quốc Hoài (cũng là bạn quen biết ở cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp) hỏi có cần mua súng, đạn không. Hạnh kêu Pháp mang súng, đạn đến trại hòm Trọng Trường Thọ tại ấp 1, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) để HạnhNguyễn Hiếu Thảo xem. Tại đây, Hạnh dùng điện thoại gọi zalo video cho Hoài và chụp ảnh súng, đạn gửi qua zalo cho Hoài xem. Do phát hiện khẩu súng bị hỏng ở phần cò nên Hạnh yêu cầu Pháp mang súng về sửa, còn 07 viên đạn thì gửi lại và Hạnh kêu Thảo cất giữ. Sau khi sửa súng xong Pháp điện thoại cho Hạnh biết, Hạnh kêu Pháp mang đến trại hòm Trọng Trường Thọ đưa Thảo cất giữ. Sau khi nhận súng Thảo đưa cho Pháp 01 bịch ma túy đá khoảng 25 số, tương đương 2.000.000 đồng.

Sáng ngày 08/8/2021, Hoài hỏi Hạnh giá bán khẩu súng và đạn nêu trên  giá bao nhiêu, Hạnh ra giá 8.000.000 đồnghẹn hôm sau sẽ kêu Thảo giao, Hoài đồng ý. Chiều ngày 09/8/2021, Thảo lấy súng, đạn giấu trong 01 túi nilon màu đen đựng đồ dùng tẩm liệm người chết, điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 60FH-2840 đến điểm hẹn là chốt kiểm dịch Mỹ Hiệp để giao cho Hoài thì bị lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện, bắt quả tang.

Châu Văn Hạnh nhận dạng khẩu súng

Với hành vi trên, Đặng Văn Pháp bị truy tố về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”; các bị can Châu Văn Hạnh, Nguyễn Hiếu Thảo, Võ Quốc Hoài bị truy tố về tội Mua bán trái phép vũ khí quân dụng” theo quy định tại khoản 1 Điều 304 Bộ luật hình sự. Sau khi truy tố, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phân công Viện kiểm sát nhân dân huyện Cao Lãnh kiểm sát xét xử theo quy định của pháp luật.

PHÒNG 1 - VIỆN KSND TỈNH ĐỒNG THÁP