Xuất bản thông tin

null Giữ lửa "Người Đốt Lò"

Chi tiết bài viết VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

Giữ lửa "Người Đốt Lò"

Hướng đến ngày Quốc tế chống tham nhũng (09/12), diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

= = =

Trong đó, xác định tham nhũngvẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ[1], đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc, đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp quyết liệt về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xác định đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc[2], như nhấn mạnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận”[3]. Học tập theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp và các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp, khẳng định: “kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng””[4]. Thế hệ thanh niên Việt Nam đã được nghe nhiều mẫu chuyện về Bác. Trong đó, bài học từ Diệt sâu mới cứu được cây[5] thật sự mang ý nghĩa sâu sắc, Bác là người đầu tiên ký lệnh tử hình một phần tử tham nhũng, nhất quán phương châm: không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”[6], đề ra các giải pháp: “trong thời gian tới theo tinh thần Bác Hồ đã dạy: “Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây””[7]. Câu chuyện có nội dung: 

 “Một buổi chiều giữa tháng 6 ba năm trước, tại Hội trường Ba Đình, bộ trưởng Bộ Công an đã phải lúng túng trước những câu hỏi của Quốc hội về lý do tại sao không điều tra vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm quên va ly chứa nhiều phong bì tiền ở sân bay, tại sao “tha” một số quan chức Tổng Công ty Dầu khí vì lý do tuổi tác trong vụ cảng Thị Vải,... Chủ tịch Quốc hội (khi đó là ông Nguyễn Văn An) nói thẳng: “Bộ Công an thì có quyền đề nghị viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan (không xử lý quan chức dầu khí vì tuổi cao - PV) nhưng quyền ấy phải theo pháp luật. Nếu quyền mà không đúng pháp luật thì sẽ mất lòng tin. Không phải có quyền thì ta muốn làm gì cũng được. Cho nên nếu theo luật hình sự... “tuổi cao, về hưu, có sự cống hiến cho ngành” đấy là yếu tố giảm nhẹ chứ không (là yếu tố - PV) loại trừ”. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 60 năm trước, Bác Hồ đã dự liệu về những chuyện như thế. Trong thư gửi những người dự Hội nghị Tư pháp toàn quốc (tháng 2-1948), Bác căn dặn: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. 

Hai năm sau (1950), đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu bị phát hiện lợi dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Bác xin được khoan hồng. Phút cuối, ông Trần Đăng Ninh đến gặp Bác Hồ xin ý kiến, Bác chỉ cho xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây sắp chết. Ông Ninh trả lời: “Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa!”. “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?”. “Dạ, phải bắt và giết hết

những con sâu ấy đi ạ”. Bác gật đầu: “Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”. 

Sau một đêm trắng, Hồ Chủ tịch bác đơn của Trần Dụ Châu bản án được thi hành.” 

 Một câu chuyện nhỏ nhưng mang giá trị giáo dục sâu sắc về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong quá trình đổi mới, hội nhập để xây dựng và phát triển đất nước, kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực và nhất là bệnh quan liêu, như Bác từng phê phán: ““đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”[8]. Người chỉ rõ: “… bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”, “Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: Ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu[9]. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhằm tạo hành lang pháp lý trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên “Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” từ ngày 19/8/2009, cùng sự ra đời của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công càng thể hiện rõ đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, như Bác căn dặn: “Chúng ta phải phát động tư tưởng của quần chúng làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương, với quyết tâm của cán bộ và sự hăng hái tham gia của quần chúng, cuộc vận động này nhất định sẽ có kết quả tốt”[10].   

 Nhìn lại những tháng đầu năm 2023, trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và không ngừng diễn biến phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt, đối với vụ việc vừa xảy ra tại địa bàn hai xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh hết sức quý giá về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, một niềm tin sâu sắc với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân, tương ái của quần chúng nhân dân cùng với chính quyền địa phương của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung, các địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, gây mất an ninh, chính trị tại địa phương, âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch, đảm bảo “vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”[11]. Có thể nói, bên cạnh cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc ngoại xâm” thì cuộc đấu tranh phòng, chống giặc nội xâm, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ””[12] cũng đặt ra nhiều thách thức đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong đó, không thể xem nhẹ cuộc đấu tranh phòng, chốnggiặc ở trong lòng[13], là “kẻ địch trong người, trong nội bộ”[14], như Bác viết: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ, là một thứ giặc ở trong lòng”[15]. Người chỉ rõ: “Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa”[16]. Từ đó, mới tạo bước tiến vững chắc, lâu dài cho cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc ngoại xâm”giặc nội xâm, như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt””[17]

Với vai trò là một cơ quan tư pháp, cùng với các cấp, các ngành tại địa phương thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì ngành Kiểm sát nói riêng, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao thì trách nhiệm cùng chung tay vào công cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm” giặc ở trong lòng”, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, tạo sức mạnh của tập thể để giữ gìn đoàn kết nội bộ, đấu tranh với tình trạng quan liêu, cục bộ địa phương, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ cũng chính là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu đặt ra. Qua đó, đã xác định: Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”[18], như Bác chỉ rõ: “Quan liêu là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung. Không lắng nghe ý kiến của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và tự phê bình. Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách… Vì vậy, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có nạn tham ô, lãng phí”[19]. Như vậy, có làm tốt công tác giữ gìn đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ rộng rãi mới tạo tiền đề phát huy mạnh mẽ vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân, một bài học hết sức quý báu về sức mạnh của sự đoàn kết đã được rút ra trong thời gian qua, như lời Bác dạy: “Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhất định thi hành được tốt. Muốn vững mạnh, thì tất cả đảng viên trong chi bộ phải thật thà đoàn kết nhất trí”[20].

Tháng 9 năm 1949, trong ngày khai giảng lớp lý luận dài hạn khóa II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trường Đảng và ghi vào cuốn Sổ vàng nhà trường

Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng” Thông báo Kết luận số 12-KL/TW Ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đồng thời, triển khai Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 27/6/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân” Quyết định 161/QĐ-VKSTC ngày 28/4/2021 về quy định chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả công tác, toàn ngành Kiểm sát tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư: “phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng” “đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, chí công vô tư”[21], như lời dạy của Bác đối với ngành Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của Nhân dân trong kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực Nhà nước, như Bác căn dặn: “Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công[22]. Từ thực tiễn đã chứng minh, Nhân dân “biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”[23], từ đó kịp thời phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần vào công tác xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, ngăn chặn và từng bước đầy lùi tham nhũng, tiêu cực. Do đó, bên cạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân thì Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã có những đổi mới trong nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ, điều này đã được thể hiện rõ từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011), với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đây chính là bước tiến mới trong việc xác định dân chủ trong thực hiện mục tiêu đổi mới so với trước đây: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2001). Bởi lẽ, khi xác định đặt vế “dân chủ” lên trước vế “công bằng” đã khẳng định rõ có “dân chủ” thì mới có “công bằng”, đây chính là sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, tư duy hết sức quan trọng, tạo tiền đề để xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, như Bác từng khẳng định: “Để giành thắng lợi, chúng ta phải nắm vững chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, phải dựa vào lực lượng của quần chúng, phải lắng nghe ý kiến của quần chúng, phải thật sự mở rộng dân chủ”[24]. Mặt khác, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thì rất cần người cán bộ, đảng viên cần có tinh thần cầu thị, nói không với mọi biểu hiện quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, như Bác từng viết: Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”[25], phải tiên phong, gương mẫu về phẩm chất chính trị, tuân thủ nghiêm Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tư tưởng chủ quan, cục bộ, tránh tình trạng: “Chân mình còn lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”[26], để người cán bộ thật sự là công bộc của nhân dân”.

Bên cạnh đó, Người cũng khẳng định nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cơ sở “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, gắn tư duy sáng tạo với tinh thần trách nhiệm, hạn chế tình trạng vì lợi ích cá nhân mà có tư tưởng cầu toàn, e dè, đùn đẩy trách nhiệm mà không phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy, lề lối làm việc, với tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đổ lỗi, không xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc mà đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả”, “Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác”, Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác”, “Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành”, một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ , như Bác từng nói: “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”[27]. Đặc biệt, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, lợi dụng nguyên tắc tập trung dân chủ để Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ … gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”, “cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan”, như Bác đã khẳng định: “Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật của Đảng. Quyết chống: không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn”[28].

Vì vậy, từ thực tiễn được minh chứng qua những thành tựu của đất nước sau thời kỳ đổi mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là: “… có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”[29]. Qua đó, gắn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc cụ thể hóa chủ trương, định hướng để cán bộ, đảng viên “6 dám”: “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”[30], tất cả vì lợi ích chung, với phương châm: Đổi mới trong cách nghĩ, mới mẽ trong cách làm, nhịp nhàng trong phối hợp”, nhằm động viên kịp thời, tạo điều kiện để người cán bộ, đảng viên mạnh dạn đổi mới, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động, cách làm đột phá, vận dụng linh hoạt, sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn trong công tác, để người cán bộ có chính kiến, biết phát huy năng lực, sở trường của mình, với lập luận, quan điểm vững chắc, để phát triển tư tưởng thành lý tưởng cách mạng, điều này càng thể hiện rõ tinh thần: “Dĩ công vi thượng”“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, như lời dạy của Người: “Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình hình, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước... Không chịu tự phê bình, không chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”[31]. Do đó, trong lý luận và hoạt động thực tiễn, đòi hỏi người cán bộ kiểm sát phải nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc tư duy đổi mới, sáng tạo, không theo lối mòn mà phải tự mình nghiên cứu, sáng tạo và vận dụng, như Bác đã viết: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”[32]. Một câu nói, một lời dạy của Bác tưởng chừng đơn giản, nhưng nội hàm lại ẩn chứa giá trị cao cả mà thế hệ thanh niên, đảng viên trẻ ngày nay phải học tập và thực hiện suốt đời, như lời phát biểu của nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng: “… phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị và của từng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; để mọi người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm để xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. …”[33].

Đây chính là việc làm thiết thực nhất việc thực hành và phát huy “dân chủ” khi “thiểu số phải phục tùng đa số”, như chính câu nói của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” lời dạy của Bác: Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong[34]. Qua đó, tăng cường việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, phát huy tính dân chủ, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cơ sở “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát“Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, như nhấn mạnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Lần này có nâng cấp thêm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Trước kia là dùng chữ tham nhũng, lãng phí nhưng lãng phí thì hẹp quá mà phòng, chống tham nhũng không thì lại sót cho nên Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị thống nhất có chữ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiêu cực thì nghĩa rất rộng cho nên phải cụ thể hóa nội hàm là cái gì. Cái tiêu cực có nhiều nhưng ở đây chủ yếu là sự suy thoái về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nó là cái gốc, nó dẫn đến tham nhũng, nếu không suy thoái thì làm gì phải đi tham nhũng, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng”.[35]

Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 01/02/2013 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo, thông qua việc “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, qua đó cảnh tỉnh, răn đe để không ai dám tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng”[36], công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện liên tục, xử rất nhiều vụ, trong đó có cả Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị vi phạm bị truy tố, bị thu hồi tài sản với số tiền lên đến hàng triệu USD. Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ án tham nhũng, 5.841 bị can; truy tố 2.628 vụ, 6.199 bị can. Đặc biệt, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII, đã khởi tố, điều tra khoảng 4.200 vụ, 7.572 bị can về các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ, gây thiệt hại về kinh tế, trong đó riêng các tội về tham nhũng đã có 455 vụ, 1.054 bị can bị khởi tố, điều tra (Báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị).[37] Từ đó, đảm bảo “việc xử lý cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh từ trên đầu nhiều hơn”[38], đã tạo động lực và tiếp thêm sức mạnh cho ngành Kiểm sát tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Có thể nói: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải thực hành chữ Liêm”[39], như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”[40]

Bên cạnh đó, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, như phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí: đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề rất phức tạp, gay go, đây là cuộc đấu tranh không chỉ trong nội bộ đảng ta mà cả những đối tượng ngoài xã hội tham gia; không chỉ đấu tranh với những người khác mà cả với chính mình! Không ai có thể nói trước được gì nếu không ý thức giữ gìn! Và không biết sửa chữa sai phạm của mình! Do đó, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục thì cần thiết xây dựng và ban hành Luật đạo đức để giáo dục cả cộng đồng xã hội chứ không chỉ bằng biện pháp nêu gương, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Đảng viên mà phải giáo dục mọi người nhận thức được danh dự là điều thiêng liêng nhất trong đời người để nhằm góp phần phòng ngừa hành vi vi phạm tốt hơn.”[41] Trong đó, có nhiệm vụ tham mưu xây dựng quy định bảo vệ người tố cáo, phản ánh, báo cáo về tham nhũng, tiêu cực theo Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, ngày 06/6/2023 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 12) đã có Dự thảo: “Quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; áp dụng trong ngành Kiểm sát nhân dân”, nếu được thông qua thì đây sẽ là bước đột phá, sáng tạo, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Kiểm sát nói riêng và cơ quan tư pháp nói chung, như nhấn mạnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đây là một hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, bàn về những vấn đề liên quan đến “chống giặc nội xâm”, …; không có vùng cấm, không có ngoại lệ. … để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; ... Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; và bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. … những cán bộ “rường cột” của Đảng và Nhà nước, những “Bao Công” của thời đại ngày nay.”[42]

Đặc biệt, hưởng ứng sự kiện ra mắt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 02/02/2023, được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm và đánh giá cao, nhất quán đường lối của Đảng ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám” tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để “không cần” tham nhũng, tiêu cực”[43]. Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ngày 13/3/2023) và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp (ngày 17/5/2023) đã tổ chức Hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng bằng hình thức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến để nghiên cứu, học tập, tuyên truyền tư tưởng, quan điểm chỉ đạo trong Cuốn sách “cẩm nang” về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là buổi sinh hoạt tư tưởng, chính trị có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhằm giáo dục truyền thống đạo đức cách mạng, tư tưởng, chính trị, khuyến khích, động viên kịp thời và tạo điều kiện để người cán bộ, đảng viên trong tình hình mới nhận thức đầy đủ và sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với phương châm: “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”[44].

Sinh thời, Bác hết sức quan tâm và khẳng định công tác tự phê bình và phê bình chính “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc thánh”[45] để phòng, chống tham nhũng, với tinh thần “Xây đi đôi với chống”, điều này càng được thể hiện rõ trong bản Di chúc lịch sử của Người: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”[46]. Do đó, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn gắn liền với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, bên cạnh phát huy những ưu điểm thì đây là tiền đề để người cán bộ, đảng viên tự mình soi rọi lại bản thân, như lời Bác dạy: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi”.[47] Song song với việc giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp kịp thời khắc phục, sữa chữa những hạn chế, khuyết điểm trên tinh thần xây dựng và cầu thị, một trong những vấn đề cốt lõi khi xây dựng, củng cố và phát triển sự đoàn kết nội bộ, để xây dựng một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, với những cán bộ, đảng viên gương mẫu, nhiệt huyết trong công tác, phấn đấu vì một lý tưởng chung. Người khẳng định: “tự phê bình và phê bình chỉ có ý nghĩa, phát huy được tác dụng khi được thực hiện nghiêm túc, với tinh thần “phê bình mình cũng như phê bình người khác phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phê bình người””[48], đây cũng là cách thể hiện tình đồng chí, đồng đội, lòng yêu thương, tôn trọng con người, với tinh thần tương thân, tương áiphương châm “nhìn người, nhìn việc” chứ không phải “nhìn người, không nhìn việc”, lợi dụng việc phê bình để “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết”, nhằm mục đích“dụng công chế tư” hoặc vì động cơ khác để “giậu đổ bìm leo” vì những định kiến cá nhân. Người chỉ rõ, tránh tình trạng: “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí”[49].

Thực hiện lời dạy của Bác: Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ.”[50]. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với tình trạng phê bình chiếu lệ, lối sống “ba phải”, dĩ hòa, vi quý” lấy lòng lẫn nhau nhằm mục đích “lợi anh, lợi tôi, lợi cả chúng ta”, không phát huy được tinh thần trách nhiệm. Đây là hiện tượng khá phổ biến, từ việc không thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, chính là đang dung túng cho cái sai, che lấp dần những cái đúng, cái tốt, như Bác căn dặn: “…Cán bộ nào không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, không có can đảm sửa chữa khuyết điểm thì những người đó không xứng đáng là cán bộ…”[51]. Đặc biệt, luôn tồn tại thực trạng “đấu tranh thì tránh đâu?” của cán bộ cấp dưới khi phê bình cán bộ cấp trên, với tâm lý dè dặt, né tránh vì ngại va chạm, không dám thẳng thắng phê bình trực diện, vô hình chung làm cho công tác tự phê bình và phê bình không phản ánh sự minh bạch và khách quan, không thực sự xuất phát từ sự trung thực để đóng góp, giúp đỡ đồng nghiệp khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng “bằng mặt không bằng lòng” hoặc “trước mặt không nói, soi mói sau lưng”, dễ dẫn đến những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị: Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng,nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác”, về lâu dài có thể dẫn đến các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống:“gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái”, một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, lấy nguyên cớ thành nguyên nhân, gây mất đoàn kết trong nội bộ, gián tiếp gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của đơn vị, làm cho công tác tự phê bình và phê bình mất đi tác dụng của “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc thánh” để phòng, chống tham nhũng, như Bác đã chỉ rõ: “… Có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng. Họ xem khinh những cán bộ ngoài Đảng. Họ không biết rằng: có hoạt động thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi sai lầm. Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”[52]. Chính vì vậy, công tác tự phê bình và phê bình phải được làm thường xuyên, kịp thời, đúng người, đúng thời điểm, nếu không sẽ làm cho những hạn chế, khuyết điểm không kịp thời được phát hiện, có thể dẫn dến những sai lầm lớn hơn, như lời Bác đã nói: “Nếu để sai lầm, khuyết điểm trở nên to tát rồi mới đem ra “chỉnh” một lần, thế là “đập” cán bộ. Cán bộ bị “đập”, mất cả lòng tự tin, người hăng hái cũng hoá thành nản chí, từ nản chí đi đến vô dụng”[53]. Do đó, Người khẳng định: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đạp cho tơi bời”[54]. Chính vì vậy, Bác luôn tỏ lòng khoan dung, độ lượng, thái độ yêu thương, tôn trọng con người, bài học đó đã được Hồ Chí Minh đúc kết ở những câu thơ: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian lao rèn luyện mới thành công”[55] 

Chính vì vậy, khi đất nước đang tiến trình mở cửa và hội nhập thì rất cần những cán bộ, đảng viên trẻ năng động, nhiệt huyết trong công tác, như lời dạy của Người: “Dao có mài, mới sắc/ Vàng có thui, mới trong/ Nước có lọc, mới sạch/ Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế”[56]. Qua đó, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng là hết sức cần thiết, chủ động, sáng tạo, gắn liền với trách nhiệm nêu gương, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân. Nhưng, vẫn giữ vững một ý chí kiên định, lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, như lời dạy của Bác:Bất kỳ bao giờ, bất kỳ việc gì đều phải tính đến lợi ích chung của Đảng, phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết, việc của cá nhân và lợi ích của cá nhân phải để lại sau”[57]theo phương châm “Việc nước trước việc nhà”, mới xứng đáng với lời dạy của Người: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[58].

Đặc biệt, hướng đến kỷ niệm “Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7”, là dịp để chúng ta thể hiện sự tri ân sâu sắc, ý thức trách nhiệm và lan tỏa thông điệp về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ra toàn xã hội. Khi đất nước không còn tiếng súng thì ở bất cứ một nơi nào trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam, luôn vang vọng trong tiềm thức mỗi đồng bào là hình ảnh những người mẹ, người vợ đã từng âm thầm đưa tiễn những đứa con đất Việt lên đường chiến đấu. Nhưng,... có mấy cuộc chia ly có ngày đoàn tụ, có mấy ai có được ngày trở về, từ những người con của quê hương, họ đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, theo tiếng gọi của đất nước, biết bao thế hệ đã lên đường, chung sức, đồng lòng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chiến tranh đã khiến những người con đất Việt ra đi không bao giờ trở lại, có những cuộc chia ly đã trở thành lịch sử, họ đã ra đi và hy sinh xương máu của mình cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Để ngày hôm nay, từ tiếng gọi của quê hương đã trở thành niềm tự hào của tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc “Tổ quốc ghi công”, khiến mỗi người con đất Việt có thể lắng nghe tiếng gọi thân thương “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và cuối đầu trước anh linh những “Chiến sĩ vô danh”.

Thực hiện lời dạy của Người: “Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp”... Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam... Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là Bất Liêm... Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư... đều là trái với chữ Liêm. Do Bất Liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, Bất Liêm tức là trộm cắp... Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”[59]. Có thể nói, những người vì động cơ, mục đích vụ lợi, dần hình thành tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, họ không chỉ “có tội với nước, với dân” mà còn có tội với sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Do đó, để người cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, có đủ đức, đủ tài để đảm đương nhiệm vụ, góp phần tăng thêm niềm tin của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước thông qua những việc làm thiết thực nhất, thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc, như lời Bác dạy: “toàn thể đồng bào, toàn thể chiến sĩ, toàn thể cán bộ phải xem quan liêu, tham ô, lãng phí là tội lỗi đối với Tổ quốc, đối với đồng bào. Người phạm tội có tội đã đành; người thấy những tội ấy mà không nêu ra, cũng như có tội”[60], để chúng ta thật sự tri ân và trân trọng cuộc sống mà các thế hệ cha, anh đi trước đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để đổi lại nền hòa bình, độc lập cho dân tộc, những đứa con của Tổ quốc đã ra đi và không trở lại, bỏ lại một tuổi trẻ còn biết bao ước mơ và hoài bảo, để ngày hôm nay chúng ta, những người đã và đang được sống trong hòa bình biết trân quý và kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng, liệt sĩ, để chúng ta tự soi rọi và không chỉ sống có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, mà phải nhận thức được cuộc đời mỗi người đều gắn liền với trách nhiệm của một thế hệ đã và đang sống tiếp cuộc đời và tuổi trẻ của những thế hệ đi trước còn đang dang dỡ, để thế hệ hôm nay tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, lấy đó làm động lực phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng. Có thể nói, cuộc chiến của họ là cuộc chiến của cả dân tộc vì mục tiêu độc lập, tự do, trên mỗi mãnh đất đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của các anh trên các chiến trường khói lửa. Nhưng, cuộc chiến của thế hệ thanh niên, cán bộ, đảng viên trẻ trong tình hình mới là cuộc chiến của mỗi cá nhân trên mặt trận tư tưởng, trong nhận thức và hành động về lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như những lời thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu:Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn/ Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn/ Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.

Có thể nói, ở bất cứ một nơi nào trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam, chúng ta đều có thể cuối đầu tưởng niệm và tri ân, vì dưới mãnh đất quê hương chúng ta có thể có những con người đã ngã xuống nơi chiến trường mà nay đã trở thành “Chiến sĩ vô danh”. Có lẽ, ai đã một lần đến bên bờ Nam sông Thạch Hãn, nơi có bến thả hoa và tấm bia đá ghi lại bài thơ  “Lời người bên sông” của nhà báo, thiếu tá Lê Bá Dương để tri ân đồng đội tại Thành Cổ Quảng Trị, được biết đến qua cuộc chiến “mùa hè đỏ lửa” 81 ngày đêm (từ ngày 28/6/1972 đến ngày 16/9/1972) giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam: “Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”. Những câu thơ nhẹ nhàng, nhưng sâu lắng, gợi lên trong tiềm thức những đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam trong những ngày khói lửa. Từng câu thơ như một lời nhắc nhở, trở thành động lực để những người con Việt Nam yêu nước trong thời đại mới, phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao công tác tự phê bình và phê bình, phát huy tính dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng. Đây chính là hình ảnh khắc họa chân thực nhất, rõ nét nhất việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như lời nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, bởi “Non cao vẫn có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi”. Tinh thần là thế và chúng ta phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa.”[61] Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát trong thời kỳ mới, với những “Khát vọng tuổi trẻ” phải suy nghĩ và hành động khi lắng nghe những khúc hát của tác giả Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”./. 

Lê Kiều-Viện KSND huyện Tân Hồng


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 1, tr. 93.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 193.

[3] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.13.

[4] Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 11/8/2021.

[5] Trang thông tin điện tử Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/hoc-bac-ve-thai-do-truoc-cai-xau-316836.htm (truy cập ngày 15/7/2023).

[6] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 48.

[7] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, ngày 12/12/2020.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 637.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 295.

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 419.

[11] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.37.

[12] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 14.

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 7, tr. 362.

[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.8, tr.56.

[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, t. 6, tr. 490.

[16] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 368.

[17] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 03/01/2023.

[18] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.93.

[19] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 14, tr. 141.

[20] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 317.

[21] Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 27/6/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân”.

[22] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, t. 6, tr. 495.

[23] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr. 293.

[24] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 217.

[25] Trích tác phẩm của Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đăng Báo Nhân Dân ngày 03/02/1969.

[26] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.45.

[27] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1994-2002, t. 5, tr 255.

[28] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 9, tr. 31.

[29] Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 179.

[30] Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

[31] Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1995, t.4, tr.26.

[32] Trích tác phẩm của Hồ Chí Minh: “Thư gửi đồng bào và cán bộ xã Nam Liên” (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) ngày 13/02/1962.

[33] Phát biểu kết luận của nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng tại Hội thảo “Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao: https://vksndtc.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=13&ItemID=7896&Page=2 (truy cập ngày 10/7/2023).

[34] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.212.

[35] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 18/11/2021.

[36] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.47.

[37] Trang thông tin điện tử Tạp chí Tuyên giáo: Phòng chống tham nhũng, tiêu cực: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” (truy cập ngày 15/7/2023).

[38] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.538.

[39] Tác phẩm “Cần Kiệm Liêm Chính”, 6-1949, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002, t.5, tr. 640-641.

[40] Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 31/7/2017.

[41] Phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012 – 2022, ngày 30/6/2022.

[42] Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012 – 2022, ngày 30/6/2022.

[43] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.37.

[44] Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023.

[45] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 302, 633.

[46] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 15, tr. 611.

[47] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.192-193.

[48] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 232.

[49] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 298.

[50] Trích tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lề lối làm việc” năm 1947.

[51] Trích bài viết “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng” của tác giả L.T (bút danh của Bác) trên Báo Sự thật số 109 ngày 15/4/1949.

[52] Trích tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Lực, Nxb. Sự thật, tháng 12/1958.

[53] Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 322.

[54] Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.. 12, tr.558.

[55] Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, t. 3, tr. 350.

[56] Trích trong tác phẩm “Tự phê bình” của Bác trên Báo Nhân Dân số 9 ngày 20/5/1951.

[57] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, t.5, tr.291.

[58] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.284.

[59] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr. 436.

[60] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 110.

[61] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, ngày 19/6/2023.