Xuất bản thông tin

null Thế nào là vượt quá yêu cầu khởi kiện, qua vụ việc vụ thể

Chi tiết bài viết VKS_TIN PHAPLUAT_XAHOI_BLKHOAHOC

Thế nào là vượt quá yêu cầu khởi kiện, qua vụ việc vụ thể

Có phải cách hiểu đơn giản về vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu là khi người khởi kiện yêu cầu “thêm”, “nhiều hơn” so với ban đầu...

= = =

 

Trong quá trình giải quyết vụ án thì khi đó Hội đồng xét xử có thể chấp hoặc không chấp nhận theo yêu cầu khởi kiện của họ. Cụ thể đối với vụ án sau:

Năm 2018, bà T cho ông H vay 02 lần tiền, qua 02 lần vay ông H còn nợ vốn và lãi như sau:  Hp đồng ngày 27/3/2018, vốn 500.000.000đ, tiền lãi 1,67% tính đến ngày 04/12/2019 là 107.168.000đ. Tổng cng là 607.108.000đ; Hợp đồng ngày 16/8/2018 vốn 100.000.000đ, tiền lãi 1,67% tính đến ngày 04/12/2019 là 23.052.000đ. Tổng cộng 123.052.000đ. Cả 02 hợp đồng đều thỏa thuận vay không thời hạn, không thế chấp tài sản. Bà T yêu cầu ông H trả 730.220.000đ. Tại phiên toà sơ thẩm ngày 29/9/2022, thay đổi yêu cầu điều chỉnh lãi suất còn 0,83%/tháng tính đến ngày 04/12/2019.

Ảnh từ Internet

Ông H thừa nhận có vay tiền của bà T: Biên nhận ngày 27/3/2018 số tiền 800.000.000đ, thỏa thuận miệng lãi suất là 4%. Đối với biên nhận này từ lúc mượn tiền thì ông H đã đóng lãi được 14 tháng số tiền 454.360.000đ, đồng thời ông H có trả vốn gốc được 200.000.000đ ngày 30/7/2019; Biên nhận ngày 16/8/2018 số tiền 100.000.000đ, thỏa thuận miệng lãi suất 4%. Đối với biên nhận này, ông đã đóng được 09 tháng lãi với số tiền là 36.395.999đ, đồng thời trả vốn gốc được 100.000.000đ ngày 03/9/2019. Ông H không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của bà T về việc lãi suất, đóng lãi, trả tiền gốc, đề nghị điều chỉnh lại lãi suất và cấn trừ vốn gốc của từng hợp đồng.

Quá trình giải quyết của tòa án sơ thẩm tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà T. Buộc ông H phải trả cho bà T số tiền vốn và lãi tổng cộng 758.097.000đ.

Sau khi xét xử sơ thẩm thì ông H đã kháng cáo yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án.

Sau đó, Bản án dân sự phúc thẩm tuyên xử: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông H; Sửa một phần Bản án sơ thẩm.

Hình 2- Ảnh từ Internet

Qua nội dung vụ án, cho thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bởi vì,

Bà T chỉ yêu cầu ông H trả số tiền gốc 600.000.000đ và tiền lãi tính đến ngày 04/12/2019 lãi suất 1,67%/tháng số tiền 130.220.000đ, tổng cộng là 730.220.000đ. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm phía bà T đồng ý điều chỉnh lãi suất xuống mức 0,83%/tháng, nhưng Toà án cấp sơ thẩm tính lãi suất đến ngày 22/9/2022, buộc ông H trả cho bà T tổng cộng 758.097.000đ là vượt phạm vi khởi kiện số tiền 27.877.000đ.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.”

Và, theo đơn khởi kiện bà T chỉ yêu cầu tính lãi đến ngày 04/12/2019 nhưng Toà án sơ thẩm tính lãi đến ngày 22/9/2022 là cũng không đúng thời gian tính lãi suất theo nội dung đơn khởi kiện của bà T hơn 2 năm.

Vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:

 “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.”

Theo đó, tại phiên tòa pháp luật quy định giới hạn phạm vi được sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là phải đảm bảo “không vượt quá phạm vi” yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.

Như vậy, Toà án sơ thẩm tính lãi suất tới ngày xét xử sơ thẩm (22/9/2022) có được xem là vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với thời gian tính lãi (từ ngày 16/8/2018 đến ngày 04/12/2019) hay không?

Bạch Nga – Viện KSND tỉnh Đồng Tháp