Xuất bản thông tin

null Thi hành án liên quan đến hộ gia đình

Chi tiết bài viết VKS_TIN PHAPLUAT_XAHOI_BLKHOAHOC

Thi hành án liên quan đến hộ gia đình

Kê biên tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế của Cơ quan thi hành án dân sự để buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ...

= = =

Khi tiến hành thi hành án, cơ quan Thi hành án cần phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định để xác định đương sự trong vụ việc thi hành án là hộ gia đình hay là cá nhân là thành viên trong hộ gia đình để có biện pháp giải quyết tương ứng. Cần phải xác định chính xác ai là người phải thi hành án để tổ chức thi hành án đúng quy định của pháp luật…

 

Kê biên tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế của Cơ quan thi hành án dân sự để buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ theo Bản án, Quyết định của Tòa án khi họ có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số cơ quan Thi hành án thực hiện biện pháp kê biên không đúng quy định pháp luật. Cụ thể như nội dung bản án sau:

Anh T ký hợp đồng đặt cọc với bà P để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 02 thửa đất số 65 và số 37, giá chuyển nhượng là 1.200.000.000 đồng, đặt cọc trước số tiền là 200.000.000 đồng. Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà P đang thế chấp Ngân hàng nên bà P yêu cầu anh T thanh toán thêm 800.000.000 đồng để bà trả Ngân hàng, giải chấp tài sản. Anh T đồng ý và thanh toán thêm 800.000.000 đồng. Tổng cộng tiền cọc và tiền thanh toán là 1.000.000.000 đồng. Sau đó ngày 24/12/2021, anh T và bà P, chị M, anh L đến phòng công chứng để ký kết và công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tiếp đến anh T nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện C để sang tên qua cho anh T. Tuy nhiên đến ngày 26/01/2022 anh Tèo nhận được công văn của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện C, có nội dung là cơ quan thi hành án đã tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với các thửa đất anh T đã mua, nên yêu cầu anh T đến tại bộ phận một cửa để nhận lại hồ sơ chuyển nhượng.

Anh T yêu cầu hộ bà P tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 02 thửa đất trên. Bà P, chị M, anh L thống nhất với trình bày của anh T và đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của anh T.

Nhận thấy ngày 17/3/2022, Tòa án ban hành Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, theo đó bà P có trách nhiệm trả cho bà H số tiền 300.000.000 đồng. Ngày 23/3/2022, Tòa án ban hành Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, theo đó bà P có trách nhiệm trả cho chị L số tiền 150.000.000 đồng. Ngày 21/3/2022 Tòa án ban hành Quyết định Công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa, theo đó bà P có trách nhiệm trả cho anh K số tiền 1.300.000.000 đồng.

Ảnh minh họa từ internet

Bà H, chị L, anh K đã yêu cầu thi hành án các quyết định trên. Do đó vào ngày 18/3/2022 diện tích đất anh T nhận chuyển nhượng của hộ bà P bị cưỡng chế bởi Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C. Chi cục thi hành án dân sự huyện C kê biên hai thửa đất số 37, 65 mà hộ bà P chuyển nhượng cho anh T để đảm bảo thi hành án các khoản nợ của cá nhân bà P. Tuy nhiên, căn cứ giấy chứng nhận QSDĐ cấp đối với hai thửa đất 37, 65 là cấp cho hộ bà P, không phải cá nhân bà P. Người phải thi hành án là cá nhân bà P không phải hộ bà P. Vì vậy, lẽ ra Chi cục thi hành án dân sự huyện C chỉ được kê biên một phần thửa 37, 65. Chi cục thi hành án dân sự huyện C kê biên toàn bộ thửa đất 37, 65 cấp cho hộ bà P để thi hành án trả nợ cho cá nhân bà P là chưa phù hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của anh T và các thành viên trong hộ bà P vì chị M, anh L vẫn đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng với anh T./.

                                                                               Cẩm Tú – Phòng 9 Viện Tỉnh