Xuất bản thông tin

null Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức phiên họp trực tuyến xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chi tiết bài viết VKS_ANNINH_TRATTU_CHUYENVUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức phiên họp trực tuyến xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức phiên họp trực tuyến xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

===

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp xử lý hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đây là biện pháp có thể áp dụng đối với cá nhân là người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên, đưa họ vào trung tâm cai nghiện tập trung có thời hạn, nhằm tạo điều kiện cho họ cai nghiện thành công, thoát khỏi cám dỗ của ma túy, trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Kiểm sát viên tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của thẩm phán, thư ký và những người tham gia phiên họp khác; phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật cũng như quan điểm về việc áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và những vấn đề khác theo quy định tại Quy chế kiểm sát việc Tòa án nhân dân xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính[1].

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có duy nhất Cơ sở Điều trị nghiện Đồng Tháp, tọa lạc tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có chức năng tiếp nhận, quản lý và điều trị cho những đối tượng được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Phần lớn các phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Cơ sở, điều này gây ra không ít khó khăn, tốn kém về thời gian, chi phí cho Kiểm sát viên cũng như Thẩm phán, Thư ký khi phải di chuyển quãng đường xa để tổ chức họp trực tiếp tại Cơ sở, đặc biệt là từ các huyện, thành phố khác.

Nhận thức được thực trạng trên, Lãnh đạo đơn vị đã trao đổi với Lãnh đạo Tòa án nhằm tìm giải pháp cho vấn đề. Tòa án Huyện đã có giải pháp ứng dụng phần mềm Vmeet, tạo điểm cầu kết nối giữa Tòa án Huyện và Cơ sở. Đầu cầu Tòa án Huyện sẽ có Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký và người đề nghị tham gia, trong khi đó điểm cầu Cơ sở sẽ có sự tham gia của người bị đề nghị và các bộ quản lý.

Ảnh: Kiểm sát viên phát biểu quan điểm tại phiên họp trực tuyến

Giải pháp đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức phiên họp nhưng vẫn bảo đảm phiên họp diễn ra theo trình tự, thủ tục đúng quy định. Một số yêu cầu của giải pháp là phải có đường truyền mạng ổn định, trang thiết bị (màn hình, micro, loa) đầy đủ và hoạt động tốt nhằm bảo đảm phiên họp được diễn ra thông suốt, các điểm cầu có thể rõ hình ảnh và âm thanh từ điểm cầu còn lại. Ngoài ra phải có cán bộ am hiểu công nghệ thông tin theo dõi để kịp thời xử lý những sự cố phát sinh.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang là mục tiêu, động lực của cả hệ thống chính trị nói chung, ngành Kiểm sát và ngành Tòa án nói riêng thì đơn vị nhận thấy giải pháp này có thể được nhân rộng ra các huyện, thành phố khác trong tỉnh. Nếu được đưa vào áp dụng rộng rãi, nhất là trong điều kiện hiện nay, số lượng các việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phát sinh tương đối nhiều[2], giải pháp sẽ giúp tiết kiệm được rất lớn về thời gian, chi phí cho các cơ quan có liên quan.

Nguyễn Quang Trí – Viện KSND huyện Cao Lãnh

 

[1] Ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-VKSTC ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Năm 2023 Viện KSND huyện Cao Lãnh thụ lý kiểm sát 24 việc, trong đó Tòa án mở phiên họp 21 việc. 6 tháng đầu năm 2024 đơn vị thụ lý kiểm sát 27 việc, trong đó Tòa án mở phiên họp 21 việc.