Xuất bản thông tin

null NGỘ NHẬN DI SẢN

Chi tiết bài viết VKS_ANNINH_TRATTU_CHUYENVUAN

NGỘ NHẬN DI SẢN

NGỘ NHẬN DI SẢN

===

Trong những năm gần đây, các tranh chấp về chia thừa kế QSD đất xảy ra rất nhiều, anh chị em tranh chấp thừa kế đều là những người lớn tuổi, đa số từ 55 - 85 tuổi nên việc hiểu biết quy định pháp luật còn hạn chế, chưa hiểu rõ thế nào di sản thừa kế để yêu cầu chia thừa kế.

Điển hình như vụ việc sau đây:

Cha Văn Tám (chết năm 1994), mẹ là Phạm Thị (chết năm 2000), 04 người con: bà Nga, ông Hoàng, ông Hậu, ông Út. Năm 1966, ông Tám, bà Tư mua phần đất 700m2 giáp sông lớn để gia đình cất nhà ở, bồi đấp, trồng cây lâu năm. Năm 1993, ông Tám, bà Tư đi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận diện tích 300m2 đất thổ, phần đất còn lại đất bồi đấp cặp sông lớn chưa được cấp giấy chứng nhận. Năm 2005, Nhà nước thu hồi tổng diện tích 650m2, trong đó có 300m2 đất đã cấp giấy và 350m2 đất ngoài giấy chứng nhận, các anh chị em đã chia nhau tiền bồi thường nhà đất. Nay bà Nga, ông Hoàng, ông Hậu cho rằng đất tự bồi đấp cặp sông lớn do gia đình ông Út quản lý sử dụng cất nhà ở, trồng cây là của cha mẹ có công bồi đấp và có sử dụng nên yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.

Theo cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng, đất tranh chấp do ông Út cất nhà ở khoảng năm 1978, quản lý, sử dụng, bồi đấp trồng cây, làm bãi sữa chữa, đóng ghe tàu từ năm 1983 và lên đất vườn đến nay. Phần đất này giáp với đất đã cấp cho ông Tám, bà Tư, hiện trong Sổ mục kê không có tên người sử dụng, chưa có số thửa. Theo quy định đất bãi bồi do Nhà nước quản lý, trường hợp được đăng ký QSD đất thì phải xác định mục đích sử dụng đất theo trình tự thủ tục hành chính. Cho thấy, đất tranh chấp chưa cấp QSD đất cho ai nên không ai có QSD đất theo quy định pháp luật đất đai, không phải di sản của ông Tám, bà Tư để lại.

Vụ việc thứ hai: cha Phạm Văn Ngộ (chết năm 1968), mẹ Đào Thị Thương (chết 2004), có 04 người con: ông Anh, ông Hùng, ông Nhân, ông Nghĩa. Bà Thương được Nhà nước cấp phần đất ruộng và gia đình khai phá đìa bào đìa tổng diện tích khoảng 50.000m2. Năm 1987, bà Thương đã chia đất cho mỗi người con khoảng 10.000m2, còn lại của bà Thương. Năm 2004, bà Thương chết, ông Anh quản lý sử dụng đến nay. Ông Hùng, ông Nghĩa yêu cầu ông Anh chia thừa kế diện tích khoảng 20.000m2 (10 thửa đất).

Theo cung cấp thông tin của cơ quan chức năng thì đất tranh chấp, có 2.000m2 chưa được cấp giấy chứng nhận, người dân được kê khai QSD đất theo quy định; ông Anh kê khai và đã cấp giấy chứng nhận năm 1993 là 8.000m2; năm 1998 ông Anh nhận chuyển nhượng của bà Thương 7.000m2; năm 2000 ông Anh nhận chuyển nhượng của ông Nhất 3.000m2, đất này có nguồn gốc bà Thương chuyển nhượng cho ông Nhất từ năm 1995. Năm 2002, hộ ông Anh đã nhập, tách thửa, cấp đổi giấy chứng nhận năm 2002, đến nay. Cho thấy, đất tranh chấp không phải là di sản của bà Thương để lại.

Từ đó, việc giáo dục phổ biến pháp luật là cần thiết để người dân hiểu rõ: di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định pháp luật dân sự và đất đai. Tránh sự ngộ nhận, chỉ vì cái gọi là di sản của cha mẹ để lại mà dẫn đến anh chị em ruột tranh chấp kéo dài, mâu thuẫn ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến đời con cháu, đánh mất truyền thống tình thân gia đình.

Ngọc Trang- Phòng 9