资产发布器

null Viện KSND thành phố Cao Lãnh tuyên truyền pháp luật về ma túy tại cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp

Trang chủ VKS_HOATDONGNGANH

Viện KSND thành phố Cao Lãnh tuyên truyền pháp luật về ma túy tại cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp

Ban Chỉ đạo Tỉnh Đồng Tháp về triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2024...

= = =

Thực hiện Kế hoạch số 34/KH-BCĐ138 ngày 05/3/2024 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy năm 2024; Công văn số 2218/VKS-BCĐ138 ngày 30/5/2024 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc triển khai tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024; Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Tỉnh Đồng Tháp về triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2024.

Vừa qua, tại Cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Lãnh  thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về ma túy cho hơn 50 học viên đang cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở điều trị nghiện.

Toàn cảnh buổi tuyên truyền pháp luật

Như chúng ta đã biết, hiện nay, ma túy với nhiều dạng đã và đang tấn công vào xã hội một cách tràn lan; Ma túy làm cho não bộ người sử dụng bị tổn thương nặng nề, gây loạn thần, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, có xu hướng phạm tội sau khi sử dụng và mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều về tác hại của ma túy nhưng tỷ lệ người sử dụng và tái nghiện vẫn gia tăng và tình hình ngày càng phức tạp, khiến cho công tác điều trị cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội rất lớn. Do đó, mọi người chúng ta đều cần có ý thức phòng, chống, ngăn ngừa những hiểm họa từ ma túy gây ra, đặc biệt là đối với các học viên hiện đang cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy cần trang bị thêm cho mình những kiến thức về ma túy để tự bảo vệ mình, có nhận thức tích cực hơn, bản lĩnh vững vàng hơn để sau khi cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng có thể tránh xa, đoạn tuyệt với ma túy.

Các học viên nghe Tuyên truyền viên phổ biến các quy định pháp luật về ma túy

Tại buổi tuyên truyền, các học viên tích cực lắng nghe tuyên truyền viên truyền tải các thông tin pháp luật liên quan đến tác hại của ma túy, công tác phòng, chống ma túy; cai nghiện ma túy; pháp luật hình sự về ma túy. Đặc biệt là các quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục đăng ký cai nghiện tự nguyện. Đây là các thông tin pháp lý tác động trực tiếp đến các học viên nên đều được các học viên lắng nghe tiếp thu. Thông qua công tác tuyên truyền, tiếp cận các thông tin pháp luật, các học viên tự đánh giá lại bản thân, các hành vi vi phạm để sau khi hoàn thành chương trình cai nghiện sẽ nhận thức rõ hơn tác hại của ma túy, hậu quả pháp lý khi có hành vi liên quan đến ma túy để có thể hoàn toàn từ bỏ ma túy, góp phần giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện, sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Cụ thể:

* Về tác hại của ma túy:

+ Đối với cá nhân người nghiện, ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi; ma túy dạng chích dễ dàng làm lây lan các bệnh qua đường máu như sốt rét, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS… Ngoài ra nơi chích trên người đối tượng nghiện ma túy thường bị áp xe, nhiễm trùng máu, hoại tử, có trường hợp phải cưa cụt chân tay. Bên cạnh đó, dùng ma túy quá liều có thể làm cho tim ngừng đập, ngưng thở dẫn đến chết người; người nghiện thời gian dài cơ thể bị suy nhược, mất ngủ, chán ăn, người gầy ốm, da xam xịt, môi thâm, tóc tai xơ xác… Đối với người nghiện ma túy là nữ có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy, nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình, không giúp ích gì cho xã hội.

+ Đối với gia đình, người thân của người nghiện, gây buồn khổ vì trong nhà có người nghiện, ảnh hưởng về mặt tài chính của gia đình và người thân vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải để mua ma túy. Tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy, con cái bị bỏ bê.

+ Đối với xã hội, nghiện ngập là đầu mối dẫn đến những tệ nạn xã hội, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền, những hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, móc túi, cướp giật, lừa đảo...

 Chính vì thế, Nhà nước phải bỏ tiền ra xây dựng các trung tâm, cơ sở điều trị nghiện cho người nghiện, để giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Do đó, các học viên đã vào đây điều trị thì công gắng điều trị cho tốt, dứt điểm, tránh trường hợp tái nghiện lại.

* Các biện pháp đề phòng hút lại:

- Điều trị dứt điểm, cắt hội chứng cai thuốc cho người nghiện.

- Dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho họ sau điều trị.

- Thông tin, tuyên truyền đến mọi người để họ có thái độ tôn trọng, thông cảm khơi dậy lòng tin ở người nghiện để họ xóa đi mặc cảm mà trở về với cuộc sống xã hội.

- Phối hợp giữa y tế, gia đình, chính quyền và đoàn thể trong việc theo dõi quản lý đối tượng.

* Trình tự, thủ tục đăng ký cai nghiện tự nguyện:

- Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình:

          + Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

          + Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Phường tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.

          Hồ sơ đăng ký gồm:

          + Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;

          + Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;

          + Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.

          - Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng:

          + Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

          + Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

          - Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng gồm:

          + Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

          + Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;

          Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền:

 

Tin bài: Nguyễn Minh Tâm - Viện KSND thành phố Cao Lãnh