ناشر الأصول

null Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ VKSND huyện Tháp Mười

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ VKSND huyện Tháp Mười

Tự phê bình và phê bình trong Đảng là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chủ động chỉ ra ưu đỉểm để phát huy và vạch rõ khuyết điểm để khẳc phục...

=  = =

 

Cơ sở lý luận về tự phê bình và phê bình: Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm. Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ”[1].

Từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và thực tiễn cho thấy: Tự phê bình và phê bình trong Đảng là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chủ động chỉ ra ưu đỉểm để phát huy và vạch rõ khuyết điểm để khẳc phục, nhằm làm cho đảng viên và tổ chức đảng luôn giữ vững vai trò người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo.

- Về vai trò của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng: Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm”. Bởi vậy: “về luật phát triển, Đảng Lao động Việt Nam dùng lối tự phê bình và phê bình để giáo dục đảng viên, giáo dục quần chúng”.

Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết, ưu điểm nhất định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi.

Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để cũng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng và là tiêu chí đánh giá một chính đảng, một tổ chức đảng, một cán bộ, đảng viên.

 

Xác định việc thực hiện công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Chi bộ, chất lượng đảng viên, công tác xây dựng Đảng, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương; Trong thời gian qua, Chi bộ Viện kiểm sát luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Những hạn chế, khuyết điểm của đảng viên, cán bộ được kịp thời nhắc nhở, góp ý để sửa chữa, khắc phục, nội bộ giữ vững đoàn kết, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương.

Một trong những vấn đề cốt lõi được Chi bộ nắm và triển khai để đảng viên nhận thức rõ là: Thứ nhất, chủ thể và đối tượng cùa tự phê bình và phê bình trong Đảng là các tổ chức đảng và đảng viên. Thứ hai, chỉ trong sinh hoạt đảng thì đảng viên mới được lấy tư cách là đảng viên để phê bình đồng chí của mình và phê bình các tổ chức của Đảng. Ngoài phạm vi sinh hoạt đảng thì không được nhân danh đảng viên để phê bình đồng chí và tổ chức đảng của mình. Thứ ba, tự phê bình và phê bình nhằm giáo dục, rèn luyện đảng viên, làm cho bản thân và đồng chí của mình không ngừng tiến bộ; phê bình không phải để nói xấu; đả kích, hạ uy tín của đồng chí mình. Thứ tư về nội dung phê bình, đối với tổ chức đảng, cần tập trung tự phê binh và phê bình 3 vấn đề: nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng liên quan đến chỉ đạo tiến hành các mặt công tác của đảng bộ và địa phương; việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Đối với đảng viên, cần tập trung tự phê bình và phê bình trên các nội dung chủ yếu: tư tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực; giữ gìn đoàn kết thống nhất trong tập thể tổ chức đảng, giữa Đảng với nhân dân và thái độ phục vụ nhân dân; vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, địa phương và đơn vị.

Từ đó trong thời gian qua, Chi bộ không để xảy ra trường hợp đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật hay suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương công vụ; Tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên phát huy năng lực, sở trường công tác, tính chiến đấu, lãnh đạo và tinh thần phục vụ nhân dân. Với những kết quả đạt được, năm 2023 Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, danh hiệu chi bộ 4 tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chi bộ còn những hạn chế, khuyết điểm như, công tác tự phê bình và phê bình có lúc chất lượng chưa cao, đảng viên chưa chủ động, mạnh dạn phát biểu, đóng góp ý kiến, hoặc chỉ đóng góp ý kiến về hình thức, số liệu của dự thảo văn bản, báo cáo; Chưa mạnh dạn, thẳng thắn kiểm điểm những hạn chế, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, về đạo đức, lối sống, tác phong, ngôn phong, thái độ phục vụ Nhân dân, tính gương mẫu, tinh thần đoàn kết và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chi ủy, chi bộ, tập thể lãnh đạo.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do một số đảng viên chỉ dành phần nhiều thời gian cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, ít nghiên cứu nâng cao về công tác xây dựng Đảng. Đa số đảng viên chưa được đào tạo bài bản về lý luận chính trị.

- Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc còn gặp trong thời gian qua:

Một là, Chi bộ cần quan tâm giáo dục các đồng chí đảng viên nghiên cứu, học tập để hiểu đầy đủ, nhận thức sâu sắc mục đích, tầm quan trọng của công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, giúp đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị trong sinh hoạt Đảng, trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đồng thời tạo cho đảng viên trong chi bộ có ý thức, nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình, góp ý.

Hai là, thực hiện nề nếp, duy trì thường xuyên việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, xác định đây là nhiệm vụ mang tính xây dựng và phát triển nội bộ;

Ba là, tự phê bình và phê bình phải thực chất, nghiêm túc, chân thành, phải căn cứ vào sự việc có thật để nhận xét, đánh giá và phân tích, vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, có lý, có tình, mềm dẻo, khéo léo về cách thức để người có khuyết điểm nhận thấy khuyết điểm của mình, có thái độ đúng đắn trong tiếp thu phê bình, sửa chữa khuyết điểm. Phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, trong sáng, mang tính chất xây dựng, giúp đỡ lẫn nhau.

Bốn là, Đảng viên có khuyết điểm thì mạnh dạn, tự giác tự phê bình mình trước, phê bình người khác sau; cấp trên tự giác, gương mẫu tự phê bình mình trước để cấp dưới noi theo, ai cũng thực hiện tự phê bình và phê bình và phải kết hợp chặt chẽ giữa tự phê bình và phê bình với sửa chữa hạn chế, khuyết điểm thì chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên sẽ được nâng cao;

Năm là, khi thực hành tự phê bình và phê bình phải dân chủ, không mệnh lệnh, áp đặt, soi mói. Bởi vì, có dân chủ, thẳng thắn mới tập trung được trí tuệ. Chưa thực hiện tốt dân chủ, thẳng thắn sẽ làm cho“đảng viên và cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình nhưng e ngại, không dám phê bình”. Nêu cao tính chiến đấu của đảng viên, phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khắc phục triệt để “tính vô cảm”, “bệnh a dua”, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, bài trừ. Đồng thời cần bảo vệ và khuyến khích đảng viên dũng cảm, trung thực dám nói thẳng, nói thật trong phê bình góp ý cho lãnh đạo, cho đồng chí, đồng nghiệp.

Sáu là, Chi bộ cần giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người công chức, công dân mẫu mực, nghiêm chỉnh chấp hành và vận dụng, thuyết phục nhân dân chấp hành nghị quyết của tổ chức đảng. Chi bộ xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, Pháp luật của Nhà nước. 

Trần Xuân Hải – Viện kiểm sát huyện Tháp Mười.