アセットパブリッシャー

null Tựa đề: Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

Chi tiết bài viết VKS_ANNINH_TRATTU_CHUYENVUAN

Tựa đề: Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tựa đề: Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

===

Việt Nam với tư cách là một quốc gia mà mô hình tổ chức nhà nước theo hướng thống nhất, quyền lực mang tính thống nhất với sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do đó tạo được sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế, xã hội hơn các nước theo mô hình tổ chức nhà nước theo hướng tam quyền ( Anh, Mỹ, Pháp,…). Nhưng hạn chế cơ bản của nó là nguy cơ dẫn đến việc lạm dụng quyền lực nếu không có cơ chế, thiết chế kiểm soát thích hợp .

Theo quy định của Hiến pháp 2013 cụ thể tại Điều 2 quy định rằng “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.[4]. Chúng ta có thể thấy, quyền lực nhà nước bên cạnh việc thống nhất, phân công, phối hợp thì còn có sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau, đây được xem là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước được cân đối và đối trọng. Do đó thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước là điều vô cùng quan trọng và cần thiết tồn tại trong hệ thống bộ máy nhà nước chúng ta hiện nay. Theo V.I.Lê-nin,pháp chế phải thống nhất, pháp chế không thống nhất thì không thể tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng[9]. Yếu tố cản trở mạnh mẽ, trực tiếp nhất đến sự thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa là bệnh cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa - hàng rào tệ hại ngăn cản việc xây dựng chủ nghĩa xã hội . Muốn đấu tranh chống lại một cách có hiệu quả chủ nghĩa cục bộ địa phương, nhất thiết phải thành lập viện kiểm sát.

Lúc sinh thời Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng: Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế của Pháp Luật. (Ảnh: thanhtravietnam.vn)

Viện kiểm sát với tư cách là một thiết chế kiểm sát quyền lực nhà nước được thể hiện rõ thông qua những nội dung sau đây:

Thứ nhất, thực chất chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chính là việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thng nhất, do đó nó cũng chính là thiết chế kiểm soát quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng cơ bản của Viện kiểm sát mà được nhà nước giao cho bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố. Ở hoạt động này Viện kiểm sát sẽ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để đảm bảo cho cho các hoạt động tư pháp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nằm trong khuôn khổ pháp luật, đây chính thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Bởi lẽ, khi thực hiện chức năng này Viện kiểm sát sẽ đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước tiến hành trong hoạt động tư pháp được diễn ra một cách đúng đắn, tránh tình trạng lạm quyền, hay sử dụng nhiệm vụ quyền hạn của mình để làm hoặc thực hiện các hành vi trái với các quy định của pháp luật.

Ví dụ: Trong lĩnh vực Hình sự: A bị khởi về tội Giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sau khi có quyết định Khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan nhằm buộc tội A đúng theo quy định của pháp luật, trong quá trình này Viện kiểm sát với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thì sẽ giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình điều tra của Cơ quan điều tra để đảm bảo cho hoạt động này được thực theo trình tự, thủ tục tuân thủ theo các quy định pháp luật tránh tình trạng lạm quyền hay thực hiện một cách chủ quan của các cơ quan này trong quá trình thực hiện việc điều tra.

Ví dụ: Trong lĩnh vực Dân sự: Khi phát hiện bản án Dân sự của Tòa án nhân cấp sơ thẩm tuyên không đúng với quy định của pháp luật và những tình tiết khách quan của vụ án thì. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp ban hành kháng nghị Phúc thẩm để xét xử phúc thẩm vụ án nhằm đảm bảo cho bản án được tuyên đúng với quy định pháp luật và những tình tiết khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực này Viện kiểm sát còn thực hiện các quyền yêu cầu yêu cầu, quyền kiến nghị ( ví dụ: kiến nghị xử lý nghiêm người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật, Kiến nghị khắc phục vi phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự....)

Thứ hai, Viện kiểm sát nhân dân với tư cách là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã xuất hiện từ những ngày đầu được thành lập thông qua những bản hiến pháp đầu tiên của nước Viết Nam: Từ khi mới thành lập theo quy định của Hiến pháp 1959 thì “ Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định. ( Điều 105 Hiến pháp 1959) [1]. Bên cạnh Hiến pháp 1959 thì thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 lần đầu tiên Viện kiểm sát được quy định là một cơ quan độc lập thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân đây là bước khởi đầu cho việc hình thành chức năng mới mà được giao cho Viện kiểm sát đó là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng như là ra đời của một “thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước” do Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân - giao cho để đảm bảo việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước đảm bảo dân chủ được ổn định.

Đến bản Hiến pháp năm 1980 thì “ Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình ” ( Điều 138 Hiến pháp 1980)[2]. Đây được xem là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước mà Quốc hội giao cho Viện kiểm sát để đảm bảo sự tuân theo pháp luật của cơ quan nhất định  mà Hiến pháp 1980 quy định. Bên cạnh đó, còn xuất hiện thêm chức năng thực hành quyền công tố về sau được xem là một trong hai chức năng cơ bản của Viện kiểm sát. Ở bản Hiến pháp 1980 vẫn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, đây có thể xem như một “thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước” mà Quốc hội giao cho Viện kiểm sát.

Đến Hiến pháp 1992 “ Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định ( Điều 137 Hiến pháp 1992) [3].

Đến Hiến pháp 2013 thì chức năng của Viện kiểm sát được quy định cụ thể mang tầm khái quát hơn “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” . Tuy rằng bản hiến pháp này đã thu hẹp nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhưng nó vẫn tồn tại thiết kiểm soát quyền lực cụ thể là trong hoạt động tư pháp, bên cạnh đấy còn là nhiệm vụ “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”[4] .

Chúng ta có thể thấy, thông qua các bản Hiến pháp kể từ bản hiến pháp ấn định sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân, thì ở bất kỳ bản hiến pháp nào Viện kiểm sát cũng có chức năng kiểm sát sự tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, đây chính là biểu hiện của “thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước”, mà Viện kiểm sát là chủ thể thực hiện thiết chế này.

Th ba, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã giao cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp đây là một cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Điều tra các loại tội phạm quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự 2015. Chúng ta có thể thấy các tội mà Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra là các tội liên quan đến hoạt động tư pháp và đối tượng là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng, là những chủ thể mang tính quyền lực công và chỉ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có thẩm quyền điều tra những loại tội này. Điều này cho thấy rằng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mang tính kiểm soát quyền lực tư pháp rất lớn, thông qua các đối tượng thuộc thẩm quyền mà mình có thể điều tra Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giám sát, xem xét các hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật của các cơ quan khi thực hiện hoạt động tư pháp, tìm ra các dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật về hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó, chủ thể bị điều tra trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều là cá nhân mang quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp, do đó nó mang tính kiểm soát quyền lực của nhà nước cho các cá nhân này đảm bảo tránh tình trạng lạm quyền,vượt quyền. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực sự là cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được Viện kiểm sát bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố của mình thì với việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của mình thì Viện kiểm sát trở thành “thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước”, đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi một cách bình thường trong hoạt động tư pháp đảm bảo cho sự ổn định của pháp chế, tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền.

                                                                   Quốc Thanh – Phòng 09

*Danh mục tài liệu tham khảo:

1.Luật Hiến Pháp 1959.

2.Luật Hiến Pháp 1980.

3.Luật Hiến Pháp 1992.

4.Luật Hiến Pháp 2013.

5.Luật tổ chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân 2014.

6. Luật tổ chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân 1960.

7.Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

8.Bộ luật Hình sự 2015.

9.Bùi Mạnh Cường, Tạp Chí Cộng Sản, (2020), Bài viết: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay

tapchimattran.vn/nghien-cuu/vai-tro-cua-vien-kiem-sat-nhan-dan-trongco-che-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-hien-nay-36322.html.