资产发布器

null Chiếu bạc hai mươi ngàn đồng!

Chi tiết bài viết VKS_ANNINH_TRATTU_CHUYENVUAN

Chiếu bạc hai mươi ngàn đồng!

Chiếu bạc hai mươi ngàn đồng!

===

Quy định của pháp luật về hành vi Đánh bạc trái phép đã bị phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện nghĩa vụ, thì có bị xử lý hình sự?

Điển hình vụ án Trương Hoàng S về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự, thu tại chiếu bạc số tiền 20.000 đồng và tổng số tiền dùng để đánh bạc là 1.110.000 đồng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc nhưng do S đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc, nhưng S chưa đóng phạt.

Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 16/QĐ-XPHC, ngày 27/3/2023 của Công an huyện H, đối với Trương Hoàng S về hành vi đánh bạc trái phép bằng hình thức binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá với mục đích được thua bằng tiền được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 cuả Chính phủ. Do đó, hành vi của S đã bị xử phạt 1.500.000 đồng. Đến ngày 02/8/2024, S bị bắt quả tang đối với hành vi đánh bạc ăn thua bằng tiền mà số tiền dùng để đánh bạc dưới 5.000.000 đồng.

Hình từ Internet

Tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

Như vậy, thời điểm S bị áp dụng xử lý vi phạm hành chính là từ ngày 27/3/2023 đến ngày 02/8/2024 tiếp tục thực hiện hành vi đánh bạc ăn thua bằng tiền và bị lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.

Trường hợp được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tai Điều 7 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm; Nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.

Ngoài ra, nếu chậm nộp phạt vi phạm hành chính quá 01 năm thì hậu quả ra sao?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Như vậy, thời hạn cho người vi phạm hành chính thực hiện việc nộp phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, nếu quá số ngày này mà người vi phạm chưa nộp phạt thì những ngày sau đó sẽ tính là số ngày chậm nộp phạt.

Và theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định như sau:

Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Như vậy, hậu quả của việc chậm nộp phạt vi phạm hành chính quá 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính là phải đóng tiền chậm nộp phạt (tiền lãi) cho số ngày chậm nộp phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm với mức nộp thêm là 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Ngoài ra, đối với các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng như: Tội gây rối trậ tự công công tại Điều 318, Tội hành nghề mê tín, dị đoan tại Điều 320, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Điều 322, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tại Điều 326 Bộ luật Hình sự có quy định “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính ….”, và còn là tình tiết định khung tăng nặng.

Qua vụ án trên, việc chấp hành đúng thời hạn nộp phạt là vô cùng quan trọng. Vì vậy, để tránh những hậu quả do việc chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cần chấp hành đúng thời hạn nộp phạt theo quy định của pháp luật, mà còn tiếp tục tái phạm thì dẫn tới bị xử lý hình sự như trong vụ án trên.

Phước Dư – Viện KSND thành phố Sa Đéc