Xuất bản thông tin

null Untitled Bài viết - Tin tức

Trang chủ VKS_TIN PHAPLUAT_XAHOI_BLKHOAHOC

Untitled Bài viết - Tin tức

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn...

= = =

Một số biện pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Mặc dù Nhà nước ta có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng đây vẫn là một xu hướng đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong đời sống xã hội, phần nào gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước tại địa phương và gây xáo trộn kết cấu gia đình truyền thống.

ảnh minh hoạ từ internet

 

- Quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong đó, hôn nhân chính là cơ sở của gia đình, mà tiền đề là việc các bên đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Dưới góc độ pháp lý khi giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có hai trường hợp

Trường hợp thứ nhất: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Trường hợp thứ hai Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự hội nhập với thế giới đã kéo theo nhiều biến đổi trong tư tưởng, lối sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ về hôn nhân và gia đình. Một số người chấp nhận “sống thử” với nhau mà không đăng ký kết hôn để tránh sự ràng buộc.

Do trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp, ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao nên hai bên nam nữ chỉ tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Ngược lại với đó là một số trường hợp có trình độ, hiểu biết cao, biết rõ giá trị pháp lý của việc đăng ký kết hôn nhưng vẫn lựa chọn không đăng ký kết hôn (hoặc ly hôn nhưng vẫn sống chung với nhau) để cố tình tránh né trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ về tài sản, nhân thân của vợ chồng.

Do bị cha mẹ ngăn cản nên hai bên nam nữ đã chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn; Hoặc có trường hợp do vợ chồng đã ly hôn sau đó quay lại chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Do một hoặc cả hai bên không đủ một trong các điều kiện kết hôn như: một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đến tuổi kết hôn, một hoặc cả hai bên nam nữ đang có vợ hoặc chồng …

- Để hạn chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Hôn nhân và gia đình trong nhân dân, đặc biệt là các quy định về đăng ký kết hôn, giúp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn, để từ đó họ lựa chọn cho mình phù hợp. Cần giải thích cho người dân hiểu được các giá trị, quyền lợi của mình trong việc thực hiện đăng ký kết hôn như: Giấy chứng nhận kết hôn làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa người nam và người nữ; phát sinh quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất – Cụ thể tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác “trong thời kỳ hôn nhân”; phát sinh quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng; phát sinh quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng; nhằm xác định quan hệ cha mẹ và con, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cha mẹ và con trong gia đình.

Các cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án cần tăng cường công tác tổng hợp, nắm rõ số lượng các vụ án tranh chấp liên quan đến tình trạng này, từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan.

Từng cơ quan, tổ chức đẩy mạnh hơn hơn nữa trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình từ đó nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ người dân.

Xuân Hải – VKSND huyện Tháp Mười