Xuất bản thông tin

null Nghiện điện thoại vấn đề của người trẻ, lời cảnh tỉnh đối với cán bộ Kiểm sát

Chi tiết bài viết VKS_TIN PHAPLUAT_XAHOI_BLKHOAHOC

Nghiện điện thoại vấn đề của người trẻ, lời cảnh tỉnh đối với cán bộ Kiểm sát

Theo một nghiên cứu không được công bố một người trẻ trung bình chạm vào điện thoại khoảng hơn 2.500 lần/ngày

= = = = =

Nhưng có lẽ, con số này đang dần tăng lên trong thời đại khủng hoảng Covid-19 hiện nay - thời điểm con người chúng ta buộc phải ở nhà vì giãn cách xã hội. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy sợ hãi khi chẳng thấy chiếc điện thoại của mình nằm trong tầm mắt hay bạn bao giờ cũng cảm thấy lo lắng và liên tục kiểm tra các tin nhắn từ mạng xã hội, chỉ để chắc rằng mình không bỏ lỡ bất kì điều gì thì cho thấy bản than mình đang vướng phải chứng nghiện điện thoại rồi.

 

Thế nào là nghiện điện thoại

Thông thường, mọi người sẽ có thói quen kiểm tra điện thoại của mình vì nhiều mục đích khác nhau như trong lúc nhàn rỗi hay khi đang đi du lịch, di chuyển trên tàu, xe…Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là ở chỗ ngày càng xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực kéo dài, ví dụ như cảm thấy lo lắng và khó chịu, hay cực kỳ buồn bã khi không được sử dụng điện thoại, cảm giác như điện thoại đang run hay ai đó đang liên lạc với mình trên mạng xã hội. Những biểu hiện của việc nghiện những điện thoại thường được biểu hiện như sau:

- Luôn giữ điện thoại bên mình và liên tục kiểm tra điện thoại không kiểm soát được. Kể cả trong một cuộc họp, một cuộc hội nghị đông người.

- Không muốn hoặc không thể tắt điện thoại trong thời gian nghỉ ngơi, họp… luôn bắt bộ não của mình phải đắm chìm trong những rắc rối của mạng xã hội.

- Thích thú với việc nhắn tin hoặc xem bài đăng từ những người bạn trên mạng hơn là việc gặp gỡ nhau ngoài thực tế.

- Cảm xúc dễ bị ảnh hưởng bởi những lượt thả cảm xúc và bình luận tích cực hoặc tiêu cực của người khác.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại một cách thái quá có thể sẽ làm nảy sinh một vài vấn đề mới, chẳng hạn như nỗi sợ hãi khi không có điện thoại; người nghiện thường cảm nhận thấy có tin nhắn hay cuộc gọi trong điện thoại nhưng thật sự là không có (chỉ là ảo giác) là một nhận thức sai lầm rằng điện thoại của một người đang rung lên khi nó thực sự không.

Hậu quả của vấn đề nghiện điện thoại

1. Ngày càng cô đơn và trầm cảm

Mặc dù nghe có vẻ việc giải trí trên mạng sẽ xóa sạch sự cô đơn, trầm cảm và buồn chán của tất cả mọi người đi thật xa. Thế nhưng việc này chỉ mang tính chất tạm thời, thậm chí về sau còn có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn ban đầu. Bên cạnh đó, một số người còn có xu hướng so sánh bản thân với người khác một cách tiêu cực trên mạng xã hội, dù việc này có thể sẽ dẫn đến những vấn đề về kiểm soát cảm xúc của bản thân.

2. Giảm khả năng tập trung và sự sáng tao

Thông báo từ tin nhắn và các ứng dụng cứ liên tục từ điện thoại thông minh có thể khiến não bộ bị choáng ngợp và khiến bạn không thể tập trung chú ý vào bất kỳ việc gì trong hơn vài phút. Sau đó bộ não lại phải bắt đầu tiếp nhận thông tin lại từ đầu, sự sáng tạo và thăng hoa trong suy nghĩ cũng vì thế biến mất.

3. Nguy hiểm khi tham gia giao thông

Rất nhiều người nghiện smartphone đã dùng điện thoại ngay cả khi đang lái xe hoặc đi bộ, điều này thực sự làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Hơn nữa việc sử dụng điện thoai khi tham gia giao thông cũng làm văn hoá giao thông của người Việt nhạt đi đáng kể, không còn nữa cái gật đầu, cái vẫy chào nhau hay thay lời cảm ơn nữa.

4. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc

Không khó để thấy người bị nghiện điện thoại ngày nay lựa chọn việc “lướt Facebook” ngay khi vừa thức dậy thay vì tập thể dục và ăn sáng hay tranh thủ vào mạng xã hội lúc nghỉ trưa hoặc thậm chí là trong giờ làm việc khiến năng suất công việc không còn hiệu quả. Ban đêm, nhiều người còn tiếp tục sử dụng mạng xã hội đến khi máy hết pin hoặc quá mệt mỏi mới đi ngủ. Bệnh tật cũng vì ấy mà sinh ta, tình cảm gia đình, đồng chí, đồng nghiệp cũng vì ấy mà nhạt dần, công việc cũng vì ấy trở nên nhiều thêm, rắc rối thêm.

Lời cảnh tỉnh cho cán bộ kiểm sát

Chúng ta những cán bộ, kiểm sát viên viện kiểm sát, người mang lý tưởng cao đẹp của Đảng, mạng trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, chống sai phạm trong hoạt động tư pháp, nhiệm vụ đòi hỏi trong mỗi chung ta luôn phải có sự cống hiến, tập trung cao độ và cháy hết mình vì công việc vẻ vang đó. Thế nhưng liệu chúng ta có hoàn thành nhiệm vụ khó khăn ấy không? Khi một nữa thời gian, một nữa sự tập trung, một nữa chất xám của chúng ta đã dành cho điện thoại và những trang mạng xã hội.

Hãy thử là một người đang phát biểu hăng say trong hội nghị, cuộc họp đặc biệt là những cuộc họp thời buổi giãn cách xã hội thường là trực tuyến, mà phía dưới, phía các điểm cầu trực tuyến những đồng chí, đồng nghiệp mình mất đi sự tập trung vì điện thoại, cảm giác ấy không dễ chịu một chút nào. Trên vai ta những ngôi sao vàng lấp lánh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã gắn lên vai ta, thì hãy dùng hết sức lực và trí lực của ta để công hiến cho Đảng, Nhà nước và nhân dân, đừng để mình là nộ lệ của một sản phẩm của bọn tư bản đang ngày đêm mưu đồ làm tha hoá chúng ta.

Trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, rất có thể rồi chúng ta sẽ phải làm việc tại nhà, khi ấy không còn lãnh đạo nhắc nhở ta tập trung, hay nhắc nhỡ về tiến độ làm việc. Hãy nêu cao tinh thần chống dịch và hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng “Dịch phải chiến thắng, việc phải hoàn thành”

Cách thay đổi thói quen sử dụng điện thoại hữu ích

- Hãy lên kế hoạch sử dụng điện thoại vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc tự thưởng cho mình một khoảng thời gian dùng điện thoại sau khi hoàn thành những công.

- Hãy tắt nguồn máy vào những lúc quan trọng như khi đang lái xe, cuộc họp, hội nghị tập trung hay trực tuyến…

- Thay thế việc sử dụng điện thoại bằng những hoạt động khác lành mạnh hơn như đọc sách, báo, tạp chí kiểm sát, nghiên cứu văn bản pháp luật hoặc trò chuyện với đồng nghiệp về nghiệp vụ…

- Không cài đặt quá nhiều ứng dụng giải trí trên điện thoại, không để điện thoại quá gần tầm với nơi làm việc. Như vậy sẽ giúp giảm bớt thói quen dụng điện thoại vô tội vạ.

Hãy cân bằng giữa cuộc sống trên mạng xã hội và cuộc sống thực, để cải thiện chất lượng cuộc sống, tinh thần và sức khỏe công việc đáng quý của chúng ta, hãy trãi nhiệm cuộc sống mới khi dành ít thời gian hơn cho chiếc điện thoại, rồi chúng ta sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều khi điện thoại không còn là duy nhất trong ta./.

   Lê Công Hậu - Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp