Xuất bản thông tin

null Họp liên ngành Viện kiểm sát và Tòa án trong công tác phối hợp giải quyết án dân sự

Chi tiết bài viết VKS_HOATDONGNGANH

Họp liên ngành Viện kiểm sát và Tòa án trong công tác phối hợp giải quyết án dân sự

Viện KSND thành phố Hồng Ngự vừa phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố Hồng Ngự tổ chức cuộc họp liên ngành...

= = =

Họp liên ngành giữa VKSND và TAND để đánh giá công tác phối hợp trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính năm 2024, bàn biện pháp phối hợp năm 2025.

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, trong năm 2024, Tòa án nhân dân thành phố Hồng Ngự thụ lý 1.016 vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại; Áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là 39 hồ sơ. Tỷ lệ giải quyết án đạt tỷ lệ cao 97,6%. (So với cùng kỳ năm 2023 thụ lý tăng 349 vụ, giải quyết tăng 356 vụ, tỷ lệ giải quyết tăng 1,98%).

Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp liên ngành, hai đơn vị đều xác định, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Năm 2025, VKSND thành phố Hồng Ngự tiếp tục xác định 02 nhiệm vụ đột phá trong năm 2025 của đơn vị là:

1. Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật.

2. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị.

Thời gian qua, 2 ngành Tòa án và Viện kiểm sát đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết án dân sự; đã phối hợp tốt với Tòa án trong giải quyết án, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, về cơ bản các bản án, quyết định của Tòa án đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, các quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa được Hội đồng xét xử chấp nhận; bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xét xử và kiểm sát xét xử hiện nay vẫn còn một số hạn chế, tồn tại; thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong việc áp dụng pháp luật.

Việc tổ chức cuộc họp nhằm rút kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình qua các vụ án bị Tòa án cấp trên sửa, hủy và chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa là điều hết sức cần thiết, là cơ hội để các Thẩm phán, Kiểm sát viên nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm, xem xét những vấn đề còn hạn chế, tồn tại, những vấn đề còn nhiều quan điểm, vướng mắc, qua đó cùng trao đổi, từng bước khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử và kiểm sát xét xử năm 2024 và những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Đồng thời, cũng là dịp để toàn thể Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Thẩm phán trao đổi học tập kinh nghiệm, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác kiểm sát giải quyết án dân sự của cả hai ngành Viện kiểm sát và Tòa án trong thời gian tới.

Thông qua cuộc họp, lãnh đạo hai ngành cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế còn tồn đọng trong công tác xét xử của Tòa án, công tác kiểm sát xét xử của VKSND; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm; những kinh nghiệm, cách làm hay trong quá trình giải quyết án dân sự, những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện các quy định của pháp luật trong giải quyết án cũng được chia sẻ, qua đó phát huy những thành tích đã đạt được và có những biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm hạn chế số lượng án bị Tòa án cấp trên sửa, hủy, góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử.

Song song với việc trao đổi và giải đáp về một số khó khăn, vướng mắc thì cuộc họp còn bàn về những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; tiến hành sơ kết Quy chế theo quy định, định hướng tháo gỡ những vụ án đã thụ lý trên 01 năm mà chưa giải quyết.

Nhấn mạnh ý nghĩa của công tác phối hợp, Viện trưởng Viện KSND thành phố Hồng Ngự yêu cầu các kiểm sát viên tiếp tục phối hợp với Thẩm phán cùng cấp trong việc giải quyết các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền cấp thành phố; cần nghiên cứu, tiếp thu để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn, giúp công tác phối hợp giữa VKSND và TAND thành phố ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu; rà soát, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu nghiệp vụ theo kế hoạch, chương trình đã đề ra. Đồng thời, yêu cầu cán bộ, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát giải quyết án dân sự phải nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác kiểm sát giải quyết án. Phát huy tinh thần tự giác, tích cực học tập, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức thông qua việc tự học, tự đọc và thường xuyên cập nhật, nắm vững các quy định pháp luật có liên quan; không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Qua cuộc họp, hai ngành tiếp tục xác định công tác phối hợp cần phải được duy trì và phát huy để đảm bảo vụ án được giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật; Không để án quá hạn luật định, án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa có lỗi của KSV và thẩm phán; những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp đã được liên ngành bàn bạc, tháo gỡ, đề ra phương hướng, giải pháp trong thời gian đến để công tác phối hợp liên ngành đạt hiệu quả cao về công tác giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính.

Ngọc Oanh – Viện KSND thành phố Hồng Ngự